Câu 1 :Thuyết minh về một món ăn mang bản sắc dân tộc miền Nam.
Câu 2:Viết một đoạn văn ngắn thuyết minh về một trò chơi dân gian mà em yêu thích trong đó có sử dụng 1 câu cầu khiến và 1 câu nghi vấn.
Câu 3: Viết một đoạn văn phân tích vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên mùa hè trong bài thơ "khi con tú hú" của Tố Hữu.
Câu 4:
a) Nêu điểm giống và khác nhau của hình ảnh con hổ trong khổ thơ số 1 và số 4 trong bài thơ" Nhớ Rừng" của Thế Lữ.
b) Kết thúc và mở đầu của bài thơ" Khi con tu hú" đều có hình ảnh tiếng chim con tu hú . Em hãy nêu lên suy nghĩ của mình về chi tiết ấy.
Câu 5: Giải thích từ "Sang" trong câu thơ sau:" Cuộc đời cách mạng thật là sang".
Dàn ý thuyết minh món bánh chưng:
1. Mở bài:
Giới thiệu về bánh chưng – món bánh không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên trong mỗi gia đình Việt khi Tết đến.
2. Thân bài:
– Nguồn gốc bánh chưng:
+ Sự tích bánh chưng: Bánh chưng do hoàng tử Lang Liêu đời vua Hùng thứ 6 tạo ra lần đầu tiên.
+ Ý nghĩa của món bánh chưng: Bánh chưng tượng trưng cho mặt đất, thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no cho con người. Bên cạnh đó, làm bánh chưng tết bày lên bàn thờ tổ tiên cũng là cách thể hiện sự hiếu thuận đối với ông bà, tổ tiên.
– Cách làm bánh chưng:
+ Nguyên liệu cần có: Gạo nếp, Đỗ xanh, Thịt lợn, lá dong, lạc buột.
+ Quy trình chuẩn bị gói bánh: Gạo nếp vo sạch, ngâm cho nở mềm. Đỗ xanh tách vỏ, giã nhuyễn trộn với thịt đã được thái nhỏ và ướp gia vị. La dong rửa sạch, lau khô.
+ Quy trình thực hiện: Bánh được gói bằng tay, khuôn bánh khoảng 25 cmx 25. Sau đó, đem bánh luộc trong nước khoảng 12 tiếng rồi vớt ra.
– Giá trị của món bánh chưng:
+ Bánh được dùng để cúng vào ngày tết, thể hiện sự biết ơn ông bà.
+ Bánh được dùng để biếu người thân, bạn bè mỗi khi tết đến, xuân về.
+ Bánh là món ăn quen thuộc trong mâm cơm ngày tết, thể hiện bản sắc đậm đà của ẩm thực Việt.
3. Kết bài: – Bánh chưng là món ăn truyền thống của dân tộc Việt Nam– Chúng ta nên lưu giữ truyền thống của dân tộc.