Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Sherry Lê
Câu 1: Thế nào là hồi kí? Trình bày ý nghĩa của văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng. Câu 2: Qua hai văn bản Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố và Lão Hạc của Nam Cao, em hiểu như thế nào về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ? Câu 3: Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện ngắn Tôi đi học. Câu 4: Giải thích nhan đề Tức nước vỡ bờ của Văn bản cùng tên.
Nguyễn Linh
9 tháng 11 2017 lúc 11:16

Câu 2 :

Từ đoạn trích Tức nước vờ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, người đọc thấy được tình cảnh túng quẫn, nghèo khổ cùng đường của tầng lớp nông bần cùng trong xã hội thực dân nửa phong kiến.

Nói về cuộc đời. Đây là những số phận thật nghiệt ngã, thương tâm, nghèo khổ, bần cùng trong xã hội thực dân nửa phong kiến cái nghèo khổ cùng cực trước cảnh sưu thuế tàn nhẫn, như gia đình chị Dậu phải bán chó, bán con và đẩy người ta vào cảnh khốn quẩn như lão Hạc. Nói về tính cách: Cũng từ các tác phẩm này ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn cao quý, lòng nhân hậu, sự hi sinh với người thân như thế nào Ở Tức nước vỡ bờ là sự nhẫn nhịn sự hi sinh vì chồng con và cũng là sức mạnh phản kháng của con người khi bị đẩy đến bước đường cùng. Còn ở truyện Lão Hạc là ý thức về nhân cách, về lòng tự trọng trong nghèo nàn, khổ cực.

Như vậy, nếu vẻ đẹp tâm hồn của chị Dậu là sức mạnh cua tình thương yêu, của tiềm năng phản kháng thì vẻ đẹp của lão Hạc là vẻ đẹp của nhân cách, giống như “thanh âm trong trẻo giữa những bản nhạc xô bồ”.

Nguyễn Linh
9 tháng 11 2017 lúc 11:08

Câu 1 :

Hồi kí là thể thuộc loại kí, nhằm ghi những sự việc thuộc quá khứ, qua sự nhớ lại. Hồi kí đòi hỏi phải hết sức tôn trọng tính chân thực của câu chuyện; sự việc, số liệu, thời gian phải chính xác. Lời văn của hồi kí phải chính xác, trung thực, giàu suy nghĩ và cảm tưởng cá nhân. Thông qua hồi kí, tác giả muốn tâm sự, chia sẻ những tâm tư, tình cảm chân thành của chính nhân vật trong tác phẩm.

Nguyễn Linh
9 tháng 11 2017 lúc 11:15

Câu 4 :

“Tức nước vỡ bờ” là một câu thành ngữ chỉ qui luật của tự nhiên: khi nước đầy thì bể sẽ dễ vỡ. Câu thành ngữ ám chỉ sự đấu tranh của con người khi bị dồn đến đường cùng. Đồng thời khẳng định qui luật đấu tranh trong cuộc sống: ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh. Đối với những người nông dân bị áp bức trong xã hội phong kiến, họ không còn con đường nào khác ngoài việc đấu tranh để tự giải thoát mình. Qua đây có thể thấy rằng Ngô Tất Tố đã đoán trước được cuộc cách mạng của người nông dân sau này. Và điều đó đã được lịch sử chứng minh: Cách mạng tháng Tám. Quả thật câu thành ngữ đã góp phần làm nổi bật chủ đề của đoạn trích.


Các câu hỏi tương tự
Sherry Lê
Xem chi tiết
Sherry Lê
Xem chi tiết
8.8_11_Phạm Nguyễn Khang
Xem chi tiết
Minh Nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
Xem chi tiết
Quý Thiện Nguyễn
Xem chi tiết
Huỳnh Thơ
Xem chi tiết
Gaminh TNT
Xem chi tiết
Lmao Lmao
Xem chi tiết