Câu 1 Thả 1 vật làm bằng kim loại vào bình đo thể tích có vạch chia độ thì thấy nước trong bình dâng lên từ 100 cm3 lên đến 140 cm3. Nếu treo vật vào 1 lực kế trong điều kiện vật vẫn nhúng hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ 4N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3.
a) Tính thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ?
b) Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật?
c) Tính trọng lượng riêng của chất làm nên vật?
Câu 2 Treo 1 vật vào lực kế và đặt chúng ngoài không khí thì thấy lực kế chỉ 12N. Vẫn treo vật vào lực kế nhưng nhúng vật chìm hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ 7N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3.
a) Tính lực đẩy Ác-si-mét của nước tác dụng lên vật?
b) Tính thể tích của vật?
a) Thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ:
V = 140 - 100 = 40 (cm3)
b) Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật:
FA = dnước . V = 10000. (40:1000000) = 0,4 (N)
c) Ta có: Pkk = Pnc + FA = 4 + 0,4 = 4,4 (N)
Trọng lượng riêng của chất làm nên vật:
d = \(\frac{P}{V}=\frac{4,4}{40:1000000}=110000\) (N/m3)
Câu 2:
a) Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật:
FA = Pkk - Pnc = 12 - 7 = 5 (N)
b) Thể tích của vật:
\(V=\frac{F_A}{d_{nc}}=\frac{5}{10000}=0,0005\left(m^3\right)\)
Có vài chỗ mình giải vắn tắt, bạn không hiểu chỗ nào thì comment cho mình biết nhé!