Văn bản ngữ văn 8

Thuý Clara

câu 1: những lần mộng tưởng của cô bé bán diêm qua các lần quẹt diêm diễn ra theo một trình tự phù hợp với tâm trạng, hoàn cảnh. Em hãy chỉ ra điều đó

câu 2: chứng kiến cái chết của Lão Hạc, ông giáo nghĩ:'' Không, cuộc đời chưa hẳn đáng buồn hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Theo em nghĩa khác của cái đáng buồn ấy là gì?

giúp mk vs hihi

inuyasha
13 tháng 11 2017 lúc 19:19

Mỗi lần quẹt diêm là lúc cô bé được sống trong những thời khắc hạnh phúc nhất. Ngọn lửa diêm như một thiên thần nối liền ước mơ và khát vọng tuổi thơ của cô bé. Đó là ước mơ được ăn ngon, được vui chơi, được sống trong hạnh phúc của mái ấm gia đình. Một ước mơ thật bình dị gần gũi với tuổi thơ không cao sang chút nào. Trong 3 lần quẹt diêm đầu tiên, cô bé nhìn thấy lò sưởi, bàn ăn thịnh soạn và cây thông nô en lộng lẫy.Những ước mơ nhỏ nhoi, thiết thực mà giản đơn ấy dường như phần nào an ủi cô bé, làm cho cô bé hạnh phúc phần nào. Những niềm hạnh phúc ấy thật mong manh như chiếc bong bóng nước, nó vỡ tan tành khi que diêm vụt tắt. Ngọn lửa diêm lúc này không chỉ là mái ấm gia đình mà còn là niềm khao khát tình thương, sự thèm thuồng được âu yếm chiều chuộng từ hơi ấm của mẹ, tình thương của bà. Ngọn lửa diêm thứ tư đưa cô bé đến gặp bà. Ngọn lửa diêm cháy lặng thầm cứ thôi thúc cô bé níu kéo bà lại. Cô bé sợ bà sẽ ra đi như lò sưởi, cây thông no-en “Bà ơi! Cháu van bà! Bà xin thượng đế cho cháu về với bà.” Ngọn lửa diêm như sợi dây vô hình níu kéo hạnh phúc cho cô bé. Diêm càng sáng tức thời gian bà ở lại bên cháu càng lâu hơn. Cô bé đánh liều quẹt tất cả các que còn lại, ngọn lửa diêm lần lượt từ tay cô bé cháy mãi, nối nhau chiếu sáng như ban ngày. Ngọn lửa ấy đã đưa cô bé đến đỉnh cao của hạnh phúc mà cô hằng khao khát. Em được tận mắt nhìn thấy người bà yêu dấu của mình, người mà cô bé yêu thương nhất. Càng ý nghĩa hơn khi ngọn lửa diêm như một vị thiên sứ dẫn đường đưa cô bé đến nơi mà cô bé hằng mong ước. Một viễn cảnh nhưng cũng thật gần gũi mà xa vời khó có thể chạm tay đến. Bà cầm tay cô bé rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu Thượng đế. Cô bé từ nay sống tràn ngập trong niềm vui và hạnh phúc, được sống trong tình cảm thiêng liêng bà cháu. Hạnh phúc cũng sẽ đến với những người xấu số, trong thực tế cũng có mộng tưởng. Cô bé như một ngôi sao lạc lõng giữa bầu trời cao rộng được đoàn tụ cùng gia đình hạnh phúc.
Hình ảnh ngọn lửa diêm sẽ càng ý nghĩa hơn khi những que diêm đã vụt tắt. Mỗi khi que diêm không còn cháy là thế giới tăm tối mở ra trước mắt cô bé. Cô bé nghĩ về hiện tại quá tồi tệ, người cha đầy khắc nghiệt, rồi phố vắng teo lạnh buốt tuyết phủ trắng xóa, gió bấc vi vu và mấy người khách qua đường hoàn toàn lãnh đạm với hoàn cảnh nghèo khổ của em. Thế rồi những que diêm vụt tắt, bốn bức tường dày đặc lạnh lẽo hiện ra, người bà yêu thương cũng biến mất. Cô bé vẫn ngồi cô đơn một mình dưới tuyết rơi dày đặc. Thực tế thật phũ phàng và khắc nghiệt. Chỉ cần khi que diêm vụt tắt , những bất hạnh như chờ chực để vồ xuống số phận của cô bé tội nghiệp.
2

"Lão Hạc" là một truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Nam Cao viết về đề tài nông dân. Qua nhân vật lão Hạc, tác giả đã thể hiện một cách xúc động cuộc đời đau khổ đáng thương và những phẩm chất tốt đẹp của một lão nông nơi làng quê trong xã hội thực dân nửa phong kiến.

Cuối truyện, Nam Cao kể về cái chết "dữ dội’, cái "chết bất thình lình" của Lão Hạc. Là láng giềng "Tắt lửa tối đèn có nhau", ông giáo là nơi nương tựa tinh thần của lão Hạc trong những tháng ngày lão sống trong bi kịch: già nua, cô đơn, bệnh tật, nghèo khổ... Ông giáo là nơi để lão Hạc gửi gắm bao nỗi niềm, san sẻ một điếu thuốc lào, một bát nước chè xanh, một củ kkoai... Lão Hạc đã từng kể cho ông giáo nghe chuyện bán cậu Vàng, lão vừa kể vừa khóc. Ông giáo đã từng "thấy" luôn mấy hôm, lão Hạc chi ăn khoai, ăn củ chuối, ăn sung luộc, ăn rau má, củ láy,... Sự nghèo khổ đã dồn lão Hạc đến bước đường cùng, nhưng vốn giàu lòng tự trọng, lão đã "từ chối, một cách gần như là hách dịch" trước sự giúp đỡ "ngấm ngầm" của ông giáo, và lão cứ xa dần ông giáo.... Lão Hạc đã từng gửi ông giáo ba sào vườn cho cậu con trai đi phu đồn điền mãi chưa về, lão cũng gửi lại ông giáo ha mươi đồng bạc để "lỡ có chết'' thì "gọi là của lão có tí chút, còn bao nhiều thì nhờ hàng xóm cả". Lão Hạc hiền lành quá, chất phác và lương thiện quá, nhưng tại sao Binh Tư - một kẻ làm nghề ăn trộm - lại "bĩu môi" nói với ông giáo chuyện lão Hạc xin hắn cái bả chó. Hắn thì thầm:

"Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lão... Lão định cho nó xơi một bữa. Nếu trúng, lão với tôi uống rượu".

Ông giáo "trố to đôi mắt ngạc nhiên". Ông giáo "ngổn ngang" băn khoăn, buồn. Ông cất tiếng than cho "nỗi đời cay cực".

"Hỡi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm điều như ai hết... Một người như thế ấy! ... Một người đã khóc vì đã lừa một con chó!... Một người nhịn ăn lẽ tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quá thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn...".

Qua câu nói của Binh Tư, niềm tin yêu của ông giáo đối với lão Hạc bị rạn nứt". Ông giáo buồn vì cảm thấy cuộc đời quá đen tối, "mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Những người lương thiện, đáng kính như lão Hạc đã và đang bị xô đẩy, bị nhấn chìm vào đáy vũng bùn nhơ của cái xã hội thực dân nửa phong kiến.

Tính tình huống và ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật đã làm nổi bật cái chết "bất thình lình” đầy bi kịch của lão Hạc, đồng thời tô đậm giá trị tố cáo hiện thực và tinh thần nhân đạo của truyện "Lão Hạc".

Sau khi chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông giáo đã nghĩ, "Không! Cuộc

đời chưa hẳn đã đáng buồn hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác".

Chỉ có ông giáo và Binh Tư "hiểu" cái chết "dữ dội", cái chết "bất thình lình" của lão Hạc; "đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc,... tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên...". Lão Hạc đã chết sau hai giờ "vật vã". Cái chết của lão Hạc đã biểu lộ một tâm thế "thác trongcòn hơn sống đục". Cụ đã để lại cho anh con trai đi phu đồn điền chưa về ba sào vườn trọn vẹn, "cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...". "Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn" là như thế! Ông giáo đã khẳng định niềm tin mạnh mẽ về lòng lương thiện tốt đẹp của con người. Lão Hạc ăn bả chó để quyên sinh, quyết giữ lấy bản chất lương thiện tốt đẹp của mình. Ánh sáng nhân văn bừng lên trong văn của Nam Cao qua lời độc thoại của ông giáo.

Cuộc đời "hay vẫn chưa dáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác". Nghĩa khác nghĩa là gì? Cuộc đời mà Nam Cao phản ánh là xã hội của Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, nhân dân ta phải làm thân trâu ngựa, bị áp bức, bị bóc lột nặng nề. Đau khổ nhất là người nông dân, suốt đời lam lũ mà vẫn đói rét thương tâm. Sưu cao thuế nặng, phải bán vợ đợ con, phải đi làm phu mỏ, phu đồn điền cao su... Cuộc đời cha con lão Hạc, cái chết quằn quại đau đớn của lão Hạc sau khi ăn bả chó đã cho thấy rõ cuộc đời "vẫn đáng buồn"... Câu nói ấy của ông giáo đã lên án và tố cáo cái hiện thực đen tối, bất công của xã hội thực dân nửa phong kiến, cái xã hội "đáng buồn" đã xô đẩy bao con người lao động cần cù, lương thiện vào đói rét, cùng quẫn.

Đọc truyện "Lão Hạc", ta càng thấy bút pháp nghệ thuật tự sự đặc sắc, nhất là những mẩu độc thoại nội tâm của nhân vật ông giáo. Tính triết lí của truyện càng trở nên sâu sắc. Giá trị nhân bản của truyện càng trở nên cảm động, hấp dẫn, thấm thía.

Gấp trang văn lại, ta như đang được nghe ông giáo tâm sự: "Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn...". Ông giáo đã truyền cho ta ngọn lửa niềm tin về lòng tốt của con người, để ta yêu thêm con người, yêu thêm cuộc sống.


BẠN KHAM KHẢO NHA

Bình luận (2)
Lưu Mỹ Hạnh
13 tháng 11 2017 lúc 17:43

viết đoạn văn à bạn

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
Phạm Ngọc An
Xem chi tiết
Thanh Nga Nguyễn
Xem chi tiết
Mun Mia
Xem chi tiết
Trương Sarah
Xem chi tiết
Thanh Nga Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyen hoang anh
Xem chi tiết
Elenna ruby 148
Xem chi tiết
Lê Lâm
Xem chi tiết
Nguyễn Bá Hải
Xem chi tiết