Câu 1: Người Hi Lạp và Rô - Ma đã có những thành tựu văn hoá gì? Ý nghĩa của các thành tựu đó.
Câu 2: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang. Giải thích tổ chức sơ đồ bộ máy nhà nước đó và nêu nhận xét.
Câu 3: Trình bày đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang? Những nét văn hoá nào của cư dân Văn Lang còn lưu giữ lại đến ngày nay?
Câu 4: Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào? Theo em, sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì?
Mk cần rất gấppppppppppp
Câu 1:
- Thiên văn học: sáng tạo ra lịch (Dương lịch), tính được 1 năm có 365 ngày 6 giờ, chia thành 12 tháng.
- Chữ viết: sáng tạo ra hệ chữ cái a, b, c, ban đầu là 20 chữ, sau là 26 chữ.
- Các lĩnh vực khoa học khác: đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực toán học, thiên văn, vật lí, triết học, lịch sử, địa lí,... với những nhà khoa học nổi tiếng như Ta-let, Pi-ta-go, Ơ-cơ-lít, …
- Văn học: có những bộ sử thi nổi tiếng như I-li-at, Ô-đi-xê của Hô-me, những vở kịch thơ độc đáo Ô-re-xti, Ơ-đíp làm vua, ...
- Kiến trúc, điêu khắc: các công trình kiến trúc và điêu khắc như đền Pác-tê-nông ở A-ten, tượng thần Vệ nữ ở Mi-lô,...
Câu 2:
Nhà nước Văn Lang còn rất thô sơ và sơ sài về mặt tinh thần và vật chất. Nhưng nhà nước đầu tiên này đã là nền móng của sự phát triển sau này.Phát triển về vũ khí đánh giặc, của cải , đời sống.
Câu 4:
- Hoàn cảnh:
+ Đất nước Âu Lạc yên ổn chưa được bao lâu
+ Nội bộ nhà nước Âu Lạc chia rẽ
+ An Dương Vương do không đề phòng, lại mất hết tướng giỏi, nên bị thất bại nhanh chóng.
- Bài học:
+ Đề cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù.
+ Chuẩn bị lực lượng quân đội mạnh, vũ khí tốt, sẵn sàng chiến đấu.
+ Tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng, tập hợp sức mạnh toàn dân chống ngoại xâm
Câu 3:
* Đời sống vật chất:
- Ăn: Nguồn lương thực chính là thóc gạo (gạo nếp và gạo tẻ), ngoài ra còn có khoai, sắn. Thức ăn có các loại cá, thịt, rau, củ.
- Ở: Tập quán ở nhà sàn.
- Mặc: Nữ mặc áo, váy. Nam đóng khố.
* Đời sống tinh thần:
- Tín ngưỡng:
+ Sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực).
+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng kính các anh hùng, người có công với làng nước là nét đặc sắc của người Việt cổ.
- Dần dần hình thành một số tục lệ: cưới xin, ma chay. Lễ hội khá phổ biến, nhất là hội mùa.
- Có tập quán nhuộm răng đen, nhai trầu, xăm mình; cả nam lẫn nữ đều thích đeo đồ trang sức.