Câu 1: Nêu vai trò của ngành chân khớp
Câu 2: Trình bày đặc điểm chung của lớp cá
Câu 3: Từ kiến thức đã học về giun đũa em hãy nêu tác hại và đề ra cho bản thân các biện pháp phòng bệnh giun đũa kí sinh
Câu 4: Bạn Hoa nói với Lan" Năm ngoái nhà mk đào ao thả cá tuy ko thả trai sông vào nước nhưng sau 1 thời gian vẫn thấy có trai sông ở trong ao mk cảm thấy rất lạ nhưng ko giải thik đc" Lan liền trả lời" Ao nhà mk cx thế k hiểu vì sao lại như vậy. Em hãy duwajvafo kiến thức đã học về trai sôngđể giải thik hiện tượng trên cho bạn Lan và Hoa cùng hiểu
!!!Gấp mai kiểm tra học kì rồi, giúp mk với!!
1 Chân khớp có lợi về nhiều mặt như: làm thuốc chữa bệnh, làm thực phẩm, thụ phấn cho cây trồng,... Nhưng cũng gây tác hại không nhỏ như: hại cây trồng, hại đồ gỗ trong nhà, truyền lan nhiều bệnh nguy hiểm,...
2 Cá là những động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn vi đời sống ở nước ( bơi bằng vây, hô hấp bằng mang, cá có một vòng tuần hoàn, tim hai ngăn, chứa máu đỏ thẫm, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi, thụ tinh ngoài, là động vật biến nhiệt.
3 Giun đũa kí sinhở người, nhất là ở trẻ em, gây tắc ống mật.
Biện pháp:
vệ sinh thân thể thật sạch
Ăn chín uống sôi, vệ sinh rau củ quả thật sạch trước khi ăn.
rữa tay thật sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
không ăn thức ăn có ruồi nhặng bâu vào
không dùng phân chuồng, bắc tươi để tưới hoa màu
tẩy giun định kỳ
4 tại vì ở trai: trứng nở thành ấu trùng sống ở mang mẹ một thời gian, sau đó bám lên da và mang cá vài tuần rồi rơi xuống bùn thành trai trưởng thành
Câu 1 : Đặc điểm chung của ngành chân khớp:
+ Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ
+ Là chỗ bám cho cơ thể
+ Các chân phân đốt, các đốt khớp động với nhau.
+ Qua sự lột xác mà tăng trưởng cơ thể .
Câu 2 : Đặc điểm chung của lớp Cá:
– Cá là động vật có xương sống thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước:
+ Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang.
+ Tim 2 ngăn: 1 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
+ Thụ tinh ngoài.
+ Là động vật biến nhiệt.
Câu 3 : Giun đũa kí sinh ở người nhất là ở trẻ em và gây tắc ống mật .
* Các biện pháp phòng tránh giun đũa là :
- Tẩy giun định kì (6 tháng 1 lần)
- Ăn chín uống sôi
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
- Thường xuyên ngâm rau sống bằng nước muối hoặc 1 số loại thuốc để giun chết
- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Vệ sinh môi trường và nhà ở thường xuyên ..