Bài 37. Tảo

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Giang Thần

Câu 1: Nêu tác hại của tảo và lấy ví dụ các loại tảo thường gặp.

Câu 2: Trình bày cấu tạo của hạt. Nêu quá trình hình thành hạt, quả.

Câu 3: Cây xương rồng có những đặc điểm thích nghi nào với môi trường sống khô hạn ?

Kiêm Hùng
21 tháng 2 2019 lúc 20:47

_Tham Khảo:

1.

- Một số loại tảo thường gặp:

+ Tảo tiểu cầu
+ Tảo silic
+ Tảo đa bào:
+Tảo vòng
+Rau diếp biển
+Tảo sừng hươu
+Tảo tiểu cầu, tảo silic, …
+Rau câu (Tảo nước mặn)

- Tác hại:

Tảo cũng có thể gây hại: một số tảo đơn bào sinh sản quá nhanh gây hiện tượng "nước nở hoa", khi chết làm cho nước bị nhiễm bẩn làm những động vật dưới nước bị chết; tảo xoắn, tảo vòng khi sống ở ruộng lúa nước có thể quấn lấy gốc cây làm cây lúa khó đẻ nhánh.

2.

* Cấu tạo:

- Gồm có ba phần:
+ Vỏ
+ Phôi
+ Chất dinh dưỡng dự trữ

- Hình thành hạt
Noãn đã thụ tinh (chứa hợp tử và tế bào tam bội) phát triển thành hạt. Hợp tử phát triển thành phôi. Tế bào tam bội phân chia tạo thành một khối đa bào giàu chất dinh dưỡng được gọi là nội nhũ. Nội nhũ (phôi nhũ) là mô nuôi dưỡng phôi phát triển.
Có hai loại hạt: hạt nội nhũ (hạt cây Một lá mầm) và hạt không nội nhũ (hạt cây Hai lá mầm).
- Hình thành quả
+ Quả là do bầu nhuỵ phát triển thành. Bầu nhuỵ dày lên, chuyên hoá như một cái túi chứa hạt, bảo vệ hạt và giúp phát tán hạt.
+ Quả không có thụ tinh noãn (quả giả) gọi là quả đơn tính. Quả không có hạt chưa hẳn là quả đơn tính vì hạt có thể bị thoái hoá.

3.

Thân cây biến dạng thành thân mọng nước (dự trữ nước cho cây) chống chịu được điều kiện khô hạn ; lá xương rồng biến thành gai hạn chế được sự thoát hơi nước của cây, giúp cây có đủ nước sống được trong môi trường khô hạn, khắc nghiệt.


Các câu hỏi tương tự
Minh Ngọc
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Homin
Xem chi tiết
Nguyen Phuong Mai Anh
Xem chi tiết
đoàn thiên bình
Xem chi tiết
Hoàng Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Thanh Lã
Xem chi tiết
Trương Thị Bảo Khanh
Xem chi tiết
kieu xuan dat
Xem chi tiết