Ôn tập lịch sử lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Quỳnh Trang Lê

Câu 1: Nêu kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai. Liên xô có vai trò như thế nào trong việc đánh bại chủ nghĩa phát xít

Câu 2: Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tháng 10-1917. So sánh cách mạng tháng 2 và tháng 10 năm 1917 ở Nga ( lãnh đạo, lực lượng, nhiệm vụ, tính chất, kết quả)

Câu 3: Nguyên nhân, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929-1933. Các nước tư bản thoát ra khỏi khủng hoảng bằng cách nào.

Câu 4: Nêu những nét chung của phong trào độc lập dân tộc của Châu Á

Đạt Trần
30 tháng 12 2017 lúc 21:06

Câu 1:

Kết cục:

Chiến tranh kết thúc, hàng triệu người dân và người tị nạn châu Âu bị mất nhà cửa. Nền kinh tế cả châu lục sụp đổ, phần lớn các hạ tầng công nghiệp bị phá hủy. Liên Xô bị ảnh hưởng nặng nề nhất với thiệt hại của nền kinh tế lên đến 30%.

Những trận ném bom của Không quân Đức vào Frampol, Wieluń và Warsaw, Ba Lan năm 1939 đã hình thành khái niệm ném bom chiến lược nhắm hoàn toàn vào dân thường. Những trận ném bom tương tự sau đó của cả quân Đồng Minh và quân Trục đã khiến nhiều thành phố bị tàn phá nặng nề.

Những nỗ lực tham chiến đã làm nên kinh tế Vương quốc Anh kiệt quệ. Chính phủ liên minh tạm thời trong chiến tranh bị giải thể, bầu cử mới được tổ chức và đảng của tướng Winston Churchill thất bại với số phiếu áp đảo thuộc về Đảng Lao Động.

Năm 1947, bộ trưởng quốc phòng Mỹ George Marshall đã triển khai kế hoạch phục hưng Châu Âu (Kế hoạch Marshall), kéo dài từ năm 1948 - 1952. 17 tỉ USD đã được sử dụng để phục hồi lại nền kinh tế Tây Âu.

Hậu quả vô cùng nặng nề đối với nhân loại. Hơn 70 quốc gia với 1 700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn phế và nhiều làng mạc, thành phố bị phá hủy.

Vai trò của liên xô:

Liên Xô đóng vai trò quan trọng, là một lực lượng đi đầu, chủ chốt và quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật, kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2. Chống phát xít và chống chiến tranh, song bị cự tuyệt.
Liên Xô đã đề nghị hợp tác với phe Đồng minh, thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, song bị cự tuyệt.
+ Anh, Pháp, Mỹ dung dưỡng, thoả hiệp với phát xít.
Trong chiến tranh (1941 – 1945):
* Mặt trận Xô – Đức:
- Chiến thắng bảo vệ Mát-xcơ-va: hai tháng sau cuộc nội chiến, Đức bị tổn thất 40 vạn lính. Từ
6-12-1941, Liên Xô phản công ở Mát-xcơ-va. Chỉ còn cách Mát-xcơ-va 20 km, song quân Đức không vào được thủ đô, lại bị đẩy lùi 400 km. Chiến thắng Mát-xcơ-va có ý nghĩa quan trọng, tiêu hoa sinh lực địch, phá tan kế hoạch đánh “chớp nhoáng” của Hít-le .
- Chiến thắng Xta-lin-grát: tiêu diệt đạo quân 35 vạn tên của thống chế Paolút là trận đánh lớn và tiêu biểu nhất về nghệ thuật quân sự cũng như có ý nghĩa xoay chuyển toàn cục của nó, đánh dấu sự thất bại của phe phát xít.
- Liên xô tham gia chiến tranh đã làm cho tính chất của chiến tranh thay đổi: Liên xô trở thành trụ cột, lực lượng đoàn kết của các nước chống phát xít, chính phủ Anh, Mỹ đứng về phía Liên xô và lực lượng dân chủ chống phát xít (mặt trận đồng minh chống phát xít thành lập (1/1/1942)
- Chiến thắng ở “vòng cung Cuốc-xcơ” (đầu 1943).
- Giải phóng toàn bộ lãnh thổ Xô viết (cuối 1944).
- Tiến qua Đông Âu, phối hợp giải phóng các nước Đông Âu (cuối 1944 – đầu 1945).
- Công phá Béc-lin (từ 16/5 đến 30/4/1945), gặp quân Đồng minh ở Toóc-gâu (bên bờ sông En-
bơ).
- Đêm 8/5/1945, chính phủ mới ở Đức đã kí kết văn kiện đầu hành không điều kiện.
- Thắng lợi của Liên xô đã tạo điều kiện cho Anh, Mĩ có những thắng lợi khác ở Bắc phi, Italia.
* Đánh quân phiệt Nhật Bản:
+ Liên xô tham gia chống Nhật (8/8/1945), đánh tan đội quân Quan Đông mạnh nhất của Nhật ở
Trung Quốc và Triều Tiên. Góp phần quan trọng buộc quân phiệt Nhật ký điều ước đầu hàng đồng minh không điều kiện (15/8/1945) kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hi.
Như vậy, Liên Xô giữ một vai trò là lực lượng đi đầu và là lực lượng chủ chốt góp phần quyết
định thắng lợi, đánh bại chủ nghĩa phát xít, bảo vệ nền văn minh nhân loại.

Đạt Trần
30 tháng 12 2017 lúc 21:08

Câu 2:

Ý nghĩa cách mạng tháng 10 nga

Đối với nước Nga :

Làm thay đổi hòan tòan vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu con người Nga . Đưa những người lao động lên chính quyền ,xây dựng chế độ mới – chế độ xã hội chủ nghĩa .

Đối với thế giới :

Dẫn đến biến đổi lớn lao trên thế giới. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản , nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức . Tạo ra những điếu kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế , phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước

So sánh:

- Lực lượng tham gia
+ CM tháng 2 : công nhân, nông dân, binh lính triều đình được giác ngộ đã ngả về phía quần chúng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích.
+ CM tháng 10 : quần chúng nhân dân gồm công nhân, nông dân.
- Mục tiêu
+ CM tháng 2 : là cuộc cách mạng dân chủ tư sản với mục tiêu lật đổ chế độ Nga hoàng của đảng bôn-sê-vích (đại diện cho các tầng lớp nhân dân lao động) và giai cấp tư sản..
+ CM tháng 10 : là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu lật đổ chính phủ lâm thời tư sản của đảng bôn-sê-vích nhằm giành chính quyền từ tay chính phủ lâm thời chỉ lo theo đuổi chiến tranh đế quốc, ko quan tâm tới quần chúng nhân dân.
- KQ
+ CM tháng 2 : chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ ở Nga, thành lập 2 chính quyền song song tồn tại, là chính phủ lâm thời tư sản và Xô viết đại biểu công nhân nông dân binh lính => thành lập nhà nước cộng hoà dân chủ.
+ CM tháng 10 : lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, xây dựng chính quyền Xô viết, giành hoà bình, ruộng đất, tự do, bánh mình,... cho các tầng lớp nhân dân.
- Tính chất
+ CM tháng 2 : là CM dân chủ tư sản nên mang đậm tính chất tư sản.
+ CM tháng 10 : là CM xã hội chủ nghĩa.

Đạt Trần
30 tháng 12 2017 lúc 21:09

Câu 3:

Nguyên nhân: Xảy ra do các nước tư bản chạy theo lợi nhuận, sản xuất hàng hóa ồ ạt.Trong khi đó sức mua giản sút vì quần chúng quá nghèo khổ.
Đây là cuộc khủng hoảng thừa.Trái ngược với cuộc khủng hoảng 1919-1924_là cuộc khủng hoảng thiếu.
Cuộc khủng hoảng đã phản ánh đúng mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ phe đế quốc cũng như những căn bệnh của CNTB. Những điều mà hệ thống Véc-xai_Oa-sinh-tơn không thể giải quyết nổi

Diễn biến: Cuộc khủng hoảng từ Mĩ nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới. Gây nên hậu quả khủng khiếp ở nhiều nước. Từ kinh tế, cuộc đại khủng hoảng lan sang lĩnh vực chính trị. Hàng ngàn cuộc biểu tình, đấu tranh đã diễn ra, nhất là ở các nước TB. Đời sống nhân dân hết sức khổ cực, các tầng lớp nhân dân điêu đứng.

Hậu quả: Chính từ cuộc đại khủng hoảng này mà chủ nghĩa phát xít đã ra đời và lên nắm quyền ở Đức, Ý, Nhật_ráo riết chạy đua vũ trang hòng gây chiến trang chia lại thế giới.
Hậu quả nặng nề mà cuộc đai khủng hoảng này để lại được dùng để làm thước đo trong lịch sử_cùng với cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973.

Có 2 con đừong khác nhau mà các nước tư bản đã lựa chọn để thoát khỏi khủng hoảng đó bạn.
Thứ nhất: Những nước như Anh, Pháp, Mỹ, do có nhiều thị trường, thuộc địa, lại được lợi lộc từ hệ thống V_O nên thoát khỏi khủng hoảng bằng những cải cách dân chủ, vẫn duy trì nền cộng hoà tư sản, có những biện pháp để đưa kinh tế thoát khỏi khủng hoảng, xoa dịu mâu thuẫn trong xã hội....(Điển hình là Mỹ với chính sách mới của Rudơven)
Thứ 2: Những nước như Đức, Ý, Nhật, do ít thị trường, thuộc địa, ko có nhiều vốn trong tay...nên đã phát xít hoá chính quyền để bên trong thì đàn áp phong trào cách mạng, bên ngoài thì chạy đua vũ trang tích cực chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.

Đạt Trần
30 tháng 12 2017 lúc 21:10

Câu 4

Đặc điểm chung của các phong trào đấu tranh ở ĐNA:
- Phạm vi: Rộng
- Thành phần tham gia: Đông, nhiều tầng lớp
- Đã có sự đoàn kết.
Gây khó khăn cho kẻ thù trong công cuộc xâm lược
Nêu cao tinh thần yêu nước bất khuất của nhân dân Đông Nam Á


Các câu hỏi tương tự
Thảo Thanh
Xem chi tiết
Nguyễn Kiều Anh
Xem chi tiết
Kaneki Ken
Xem chi tiết
Linh mai
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Phương
Xem chi tiết
Bích Thủy
Xem chi tiết
Lê Thu Thủy
Xem chi tiết
Lê Nguyễn Phương Thảo
Xem chi tiết