Câu 1: Nêu đặc điểm vị trí, kích thước của châu Á và ảnh hưởng của nó đến khí hậu?
Câu 2: Địa hình của châu Á có đặc điểm gì?
Câu 3: Nêu đặc điểm khí hậu của châu Á? Tại sao khí hậu châu Á phân hoá thành nhiều đới, kiểu khác nhau?
Câu 4: Vị trí và đặc điểm của kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa của châu Á?
Câu 5: Đặc điểm gió mùa ở Nam Á và Đông Nam Á vào mùa hạ? Chúng ảnh hưởng đến thời tiết như thế nào?
Câu 6: Nêu đặc điểm của các chủng tộc ở châu Á? Các chủng tộc ở châu Á có mối quan hệ như thế nào?
GIÚP MK VỚI!!!
CẢM ƠN MỌI NGƯỜI TRC Ạ!!!
Câu 1:
- Đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á :
+ Vị trí địa lí : Châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu, nằm kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và các đại dương Thái Bình Dương, Băc Băng Dương và Ấn Độ Dương.
+ Kích thước lãnh thổ : là châu lục rộng lớn nhất với diện tích 44,4 triệu km2 (kể cả các đảo).
- Ảnh hưởng đối với khí hậu :
+ Vị trí kéo dài từ vùng cực Bắc xuống vùng xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ bắc xuống nam.
+ Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau : Khí hậu ẩm ở gần biển và khí hậu khô hạn ở vùng lục địa.
Câu 2:
- Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.
- Các dãy núi chạy theo hai hướng chính : đông - tây hoặc gần đông - tây và bắc - nam hoặc gần bắc - nam làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp.
- Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà bao phủ quanh năm.
Câu 3:
Khí hậu châu Á rất đa dạng và phân hóa thành nhiều kiểu khác nhau:
- Nhiều đới do lãnh thổ kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo
- Các đới khí hậu phân hóa thành nhiều kiểu do kích thước rộng lớn, có các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập vào nội địa.
- Khí hậu còn thay đổi theo chiều cao
Câu 4:
*Kiểu khí hậu gió mùa:
-Một năm có 2 mùa rõ rệt:
+Mùa đông khô lạnh, ít mưa.
+Mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều.
-Nơi phân bố:
+ Gió mùa nhiệt đới: đông nam á, nam á.
+ Gió mùa cận nhiệt và ôn đới: đông á.
*Kiểu Khí hậu lục địa:
- Một năm có hai mùa:
+ Mùa đông: Khô lạnh.
+ Mùa hạ: Khô nóng.
- Biên độ nhiệt ngày và năm lớn.
- Cảnh quan hoang mạc phát triển.
- Phân bố: Tây nam á và nội địa.
Câu 5:
Nam Á và Đông Nam Á là những khu vực chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ gió mùa. Nguyên tắc chung là mùa đông gió từ lục địa thổi ra biển, hướng Bắc, Đông Bắc với đặc tính chung là: lạnh, khô, ít mưa. Mùa hạ, gió từ biển thổi vào lục địa hướng Nam, Tây Nam với đặc tính chung là nóng, ẩm, mưa nhiều. Nhờ chế độ gió mùa nên hai khu vực này có mưa khá nhiều so với những khu vực cùng vĩ độ như Tây Nam Á hay Bắc Phi.
Tuy nhiên chế độ gió mùa ở 2 khu vực này cũng không hoàn toàn giống nhau cả về nguồn gốc và tác động của gió.
Về cơ bản, có thể nói ngắn gọn: Gió mùa ở Nam Á còn chịu ảnh hưởng của hướng địa hình nên hoạt động không đều trên toàn lãnh thổ. Gió mùa ở Đông Nam Á tác động khá mạnh và bao trùm hầu khắp khu vực, thậm chí tràn xuống quá xích đạo, tác động đến cả vùng Bắc của Ôtxtraylia
Câu 6:
- Dân cư châu Á thuộc nhiều chủng tộc nhưng chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ- rô-pê- ô-ít, Môn- gô- lô-ít, Ôxtra- lô- ít.
- Các chủng tộc tuy khác nhau về hình thái nhưng đều có quyền và bình đẳng như nhau trong hoạt động kinh tế, văn hoá – xã hội.
câu2:đặc điểm địa hình:
- Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.
- Các dãy núi chạy theo hai hướng chính : đông - tây hoặc gần đông - tây và bắc - nam hoặc gần bắc - nam làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp.
- Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà bao phủ quanh năm.
câu4:
-Các kiểu khí hậu gió mùa: 3 kiểu
-Ôn đới gió mùa: phân bố ở Đông Á
-Cận nhiệt đới gió mùa: phân bố ở Đông Á
-Nhiệt đới gió mùa: phân bố ở Đông Nam Á
đặc điểm : mùa đông : lạnh khô
mùa hạ: nóng ẩm mưa nhiều
-Các khí hậu lục địa:2 kiểu
-Ôn đới lục địa
-Cận nhiệt đới lục địa
Phân bố ở các khu vực nội địa và Tây Nam Á
Đặc điểm : mùa đông : lạnh khô
mùa hạ : nóng khô