Đề kiểm tra 1 tiết - đề 1

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
tú dương

Câu 1: Nêu cấu tạo va chức năng chính của tế bào thực vật

Câu 2: Phân biệt rễ cọc và rễ chùm

Câu 3: Thân to ra do đâu? Thân dài ra do đâu?

Câu 4: Giải thích lợi ích từ việc bấm ngọn,tỉa cành đối với từng loại cây thích hợp vào các giai đoạn thích hợp?

Câu 5: Giải thích vì sao cây càng lớn bộ rễ càng đâm sâu,lan rộng?

Câu 7: Thiết kế thí nghiệm chứng tỏ chất hữu cơ vận chuyển trong thân nhờ mạch rây?

Câu 8: Vì sao các cây bị ngập úng lâu ngày thường có hiện tượng lá vàng và chết?

HELP ME

Mai Hiền
9 tháng 11 2020 lúc 15:26

Câu 3:

- Thân cây dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.

- Thân cây to ra nhờ sự phân chia của mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.



Khách vãng lai đã xóa
Mai Hiền
9 tháng 11 2020 lúc 15:27

Câu 4:

Bấm ngọn tỉa cành là biện pháp chủ động điều chỉnh sự dài ra của thân nhằm tăng năng suất cây trồng.

Bấm ngọn, tỉa cành là biện pháp chủ động điều chỉnh sự dài ra của thân nhằm tăng năng suất cây trồng.

+ Bấm ngọn: Trong trồng trọt, người ta thường bấm ngọn cho nhiều loài cây trồng để cây chuyển sang giai đoạn trưởng thành (ra hoa, tạo quả) nhanh hơn và tạo thêm nhiều chồi nách. Từ đó giúp tạo ra nhiều sản phẩm hơn.

Ví dụ: bấm ngọn mướp, mồng tơi, cây đậu, cà chua, bông, các loại cây rau... cây sẽ phát triển các chồi nách và cho lá hoặc hoa quả nhiều hơn. Cây hoa khi bấm ngọn sẽ cho nhiều bông hơn.

+ Tỉa cành: Trong trồng trọi, người ta áp dụng biện pháp tỉa cành để tỉa những cành sâu, xấu nhằm tập trung chất dinh dưỡng cho các cành còn lại phát triển tốt hơn.

Ví dụ: Cây lấy gỗ như bạch đàn, phi lao, xoan... tỉa cành sẽ cho cây mọc thẳng, thân to, gỗ tốt hơn; cây đào, mai, quất, cam, chanh, bưởi… tỉa cành giúp cây tạo các dáng đẹp, tạo số lượng quả vừa phải, chất lượng quả tốt hơn,...



Khách vãng lai đã xóa
Mai Hiền
9 tháng 11 2020 lúc 15:31

Câu 7:

Chọn 1 cành cây trong vườn, bóc bỏ 1 khoanh vỏ. Sau 1 tháng quan sát thì thấy mép vỏ ở phía trên phình to(Khi bóc vỏ mạch rây đã bị bóc theo) nên tại chỗ đõ chất hữu cơ không được vận chuyển tiếp mà ứ đọng tại mép vỏ phía trên --> Phình to ra

Khách vãng lai đã xóa
Mai Hiền
9 tháng 11 2020 lúc 15:32

Câu 8:

Khi đất bị ngập nước, ôxi trong không khí không thể khuếch tán vào đất, rễ cây không thể lấy oxi để hô hấp. Nếu như quá trình ngập úng kéo dài, sẽ gây ra hiện tượng hô hấp kị khí sinh ra các chất độc hại đối với tế bào lông hút, các lông hút trên rễ sẽ bị chết, rễ bị thối hỏng, không còn lấy được nước và các chất dinh dưỡng cho cây, làm cho cây bị chết.



Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Lê Thị Thanh Ngân
Xem chi tiết
phan huynh tra my
Xem chi tiết
Lê Vân Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Đức
Xem chi tiết
Trương Huy Hoàng
Xem chi tiết
Phạm Việt Tiến
Xem chi tiết
Hoàn Thiện Sơn
Xem chi tiết
Lê Vân Anh
Xem chi tiết
Đặng Ngọc Anh Nguyên
Xem chi tiết
Nhi Hoang
Xem chi tiết