Câu 1: Khi đốt cháy V lít hidrocacbon X cần 6V lít O2 sinh ra 4V lít CO2. X có thể làm mất màu dung dịch nước brom và kết hợp với hidro tạo thành 1 hidrocabon no mạch nhánh. Công thức cấu tạo của X là?
Câu 2: Khi đốt cháy V lít anken X cần sinh ra 5V lít CO2. X có đồng phân hình học, X là?
Câu 3: Hỗn hợp X gồm anken. Tính thể tích O2 cần lấy (đktc) để đốt cháy hoàn toàn 7,0 gam hỗn hợp X?
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp X gồm 2 anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được CO2 và H2O trong đó khối lượng CO2 nhiều hơn khối lượng H2O là 8,45 gam. Vậy công thức của 2 anken là?
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol hỗn hợp X gồm 2 anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được CO2 và H2O trong đó khối lượng CO2 nhiều hơn khối lượng H2O là 3,51 gam. Vậy công thức của 2 anken là?
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 4,0 lít hỗn hợp X gồm 2 anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng cần 25,5 lít O2 ( Thể tích khí đo ở cùng điều kiện). Vậy công thức của 2 anken là?
Câu 7: Hỗn hợp X gồm 2 anken kết tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp X (đktc) sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy vào 2,0 lít dung dịch Ca(OH)2 0,125M thu được 15,0 gam kết tủa. Vậy công thức của 2 anken là:
Câu 1 :
Đốt cháy V lít X thu được 4V lít CO2 -> X chứa 4C
-> X có dạng C4Hx
\(\text{C4Hx + (4+x/4) O2 -> 4CO2 + x/2 H2O}\)
\(\text{Ta có V O2=6V -> 4+x/4=6V/V -> x=8}\)
-> CTPT của X là C4H8
Vì X tác dụng với H2 tạo thành hidrocacbon no mạch nhánh nên CTCT của X là (CH3)2-C=CH2
Câu 2:
Anken X có dạng CnH2n (n>=2)
Ta có:
\(\text{CnH2n + 1,5nO2 -> nCO2 + nH2O}\)
Ta có:
\(\text{n=V CO2 / VX=5V/V=5 -> X là C5H10 }\)
X có đồng phân hình học nên X là CH3-CH=CH-CH2-CH3
Câu 3:
X gồm các ken dạng CnH2n -> quy X về CH2
Ta có :
\(\text{nCH2=7/14=0,5 mol}\)
Đốt cháy CH2 + 1,5O2 -> CO2 + H2O
\(\Rightarrow\text{nO2=1,5nCH2=0,75 mol}\)
\(\Rightarrow\text{VO2=0,75.22,4=16,8 lít}\)
Câu 4:
anken công thức: CnH2n
đốt cháy thu đc n co2 = n h2o = 0,15n mol
\(\Rightarrow\text{m co2 - m h2o = 8,45 g}\)
\(\Rightarrow\text{(44 - 18). 0,15n = 8,45}\)
\(\Rightarrow\text{ n = 2,16}\)
->2 anken là c2h4 và c3h6
Câu 5 :
Anken có CT là CnH2n (n> 2)
\(\text{CnH2n + o2 --> nCo2 + nH2O}\)
n co2 = n h2o = 0,06n mol
\(\Rightarrow\text{m co2 - m h2o = 3,51g}\)
\(\Rightarrow\text{ (44 - 18). 0,06n = 3,51}\)
\(\Rightarrow\text{n = 2,25}\)
->2 anken là c2h4 và c3h6
Câu 6:
Gọi công thức trung bình của 2 anken là CnH2n.
Đốt cháy:
\(\text{CnH2n + 1,5nO2 -> nCO2 + nH2O}\)
\(\text{Ta có: V X=4; VO2=25,2}\)
-> 1,5n=25,2/4 -> n=4,2 thỏa mãn 2 anken là C4H8 và C5H10 (liên tiếp nhau)
Câu 7:
Gọi công thức chung của X là CnH2n; nX=0,1 mol. (n>2)
Đốt cháy X:
\(\text{CnH2n + 1,5nO2 -> nCO2 + nH2O}\)
\(\text{Theo ptpu: nCO2=nH2O=n.nX=0,1n mol}\)
Dẫn sản phẩm cháy vào 0,25 mol Ca(OH)2 thu được 0,15 mol kết tủa CaCO3.
TH1: chỉ tạo ra 0,15 mol CaCO3 -> nCO2=0,15 mol
\(\text{-> n=1,5 (loại)}\)
TH2: tạo ra 0,15 mol CaCO3 và 0,1 mol Ca(HCO3)2
\(\text{-> nCO2=0,15 + 0,1.2=0,25 mol}\)
\(\text{-> 0,25=0,1n -> n=2,5}\)
Vì 2 anken kế tiếp nhau nên chúng là C2H4 và C3H6