Ôn tập lịch sử lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
supor saydan food

Câu 1: Em hãy giải thích tại sao cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn ngay từ đầu cuộc khởi nghĩa đã được đông đảo nhân dân tham gia?

Câu 2: Em hãy so sánh sự khác nhau giữa nền kinh tế Đàng Trong và Đàng Ngoài.

Câu 3: Trình bày những trính sách của vua Quang Trung trong các cách phục hồi.

Câu 4: Tôn giáo xuất hiện ở thế kỉ 13 là tôn giáo nào?

Câu 5: Sau khi quân Thanh bị đánh tan, thế lực nào lén lút hoạt động?

Câu 6: Trình bày bảng thống kê tên các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ 18

Đặng Châu Anh
4 tháng 4 2017 lúc 22:42

Câu 1:

Nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu : Dựa vào các biểu hiện về sự mục nát của chính quyền Đàng Trong, đời sống cùng cực của nông dân và các tầng lớp lao động nghèo khổ, mâu thuẫn xã hội ở Đàng Trong, chủ trương "lấy của người giàu chia cho người nghèo" hợp lòng dân... để trả lời cho câu hỏi trên.

Câu 2:

* Nông nghiệp : - Đàng ngoài : +thời Mạc Đăng Doanh no đủ được mùa

+khi chiến tranh diễn ra:nông nghiệp bị phá hoại ,mất mùa, đói kém,sa sút nghiêm trọng dân phiêu bạt đói khổ

-nguyên nhân :+chính quyền trịnh ko quan tâm

+do chiến tranh kéo dài nông nghiệp bị phá hoại

- đang trong :nông nghiệp phát triển rõ rệt ,hình thành tầng lớp địa chủ mới .đầu thế kỷ XVIII nhân dân bắt đầu bần cùng nhưng ko nghiêm trọng như đàng ngoài

+ Nguyên nhân :các chúa Nguyễn có nhiều chính sách khai hoang lập làng . năm 1698 lập phủ gia định có thêm nhiều làng . đều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.

Câu 3:

- Bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân.
- Ra "Chiếu khuyến nông" để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng.
- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế, nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
- Ban bố "Chiếu lập học", các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học ; dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
Chính sách quốc phòng, ngoại giao
- Sau chiến thắng Đống Đa, nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ vẫn bị đe doạ ; phía Bắc, Lê Duy Chí vẫn lén lút hoạt động ờ biên giới; phía Nam, Nguyễn Ánh cầu viện Pháp và chiếm lại Gia Định. Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch. Tổ chức quân đội bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh ; có chiến thuyền lớn chở được voi chiến hoặc 500 - 600 lính.
- Chính sách ngoại giao đối với nhà Thanh : mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Đối với Nguyễn Ánh, Quang Trung quyết định mở cuộc tấn công lớn để tiêu diệt,

Câu 4:

Ở thê kỉ XIII Đạo Phật phát triển.

Câu 5:

Sau khi quân THanh bị đánh tan,phía Bắc thê lực Lê Duy Chỉ( em ruột Lê Chiêu Thống)vẫn lén lút hoạt động.Phía Nam,sau thất bại ở Rạch NGầm-Xoài Mút,Nguyễn Ánh cầu viện tư bản Pháp và chiếm lại Gia Định.

Câu 6:

Tên cuộc khởi nghĩa

Thời gian

Địa bàn hoạt động

Nguyễn Dương Hưng

1737

Sơn Tây

Lê Duy Mật

1738-1770

Thanh Hóa

Nguyễn Danh Phương

1740-1751

Sơn Tây lan rộng sang Thái NGuyên, Tuyên Quang

Nguyễn Hữu Cầu

1741-1751

Đồ Sơn, Kinh Bắc, Thăng Long, Sơn Nam, Thanh Hóa

Hoàng Công Chất

1739-1769

Sơn Nam, Tây Bắc


Các câu hỏi tương tự
Hiền Trâm
Xem chi tiết
Người Vô Hình
Xem chi tiết
Cute Vch
Xem chi tiết
Đỗ Thị Hà
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Chi
Xem chi tiết
Đứa Con Của Băng
Xem chi tiết
Zhun ngu văn
Xem chi tiết
Hoàng Thành Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn Hương Nhung
Xem chi tiết