Đề kiểm tra học kì I - đề 1

Mai Khôi Trần

Câu 1: Địa phương em có những biện pháp nào chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường?

Câu 2: Ở nước ta, người dân thường nuôi những loại tôm nào? Vai trò của nghề nuôi tôm?

Câu 3: Trình bày đặc điểm hệ tuần hoàn và đường đi của máu trong vòng tuần hoàn ở cá chép

Câu 4: Vì sao giun đũa có thể kí sinh trong ruột non người mà không bị tiêu hóa?

Câu 5: Vì sao trong vòng đời, giun đũa phải trải qua 2 lần kí sinh ở ruột non

TRẢ LỜI ĐẦY ĐỦ GIÚP MÌNH NHÉ, ĐỀ ÔN THI ĐÓ

Huỳnh lê thảo vy
8 tháng 12 2018 lúc 19:48

4,Vì giun đũa sỡ hữu lớp vỏ cuticun bao bọc ở ngoài chống lại các dịch tiêu hóa trong ruột non người nên ko bị tiêu hóa.

5.Vì khi mới sinh ra ở ruột non (kí sinh lần 1) , giun đũa chưa có lớp vỏ cutincun trong suốt bao bọc nên dễ bị axit trong ruột non tac động đến . Nên giun đũa phải di chuyển qua tim , gan , thận , máu đến khi trưởng thành và có lớp cuticun rồi thì mới trở về ruột non (kí sinh lần 2)

Bình luận (3)
Mai Khôi Trần
18 tháng 12 2018 lúc 7:58

câu trả lời của mình chỉ là cho các bạn không bt có thể tham khảo nhé!

1. Địa phươg em có những biện pháp chống sâu bọ có hại và an toàn cho môi trường:

- Sử dụng thuốc trừ sâu an toàn (thuốc trừ sâu sinh học)

- Sử dụng và bảo vệ các loài thiên địch (VD: Kiến vàng, bọ cánh cam,...)

- Sử dụng các biện pháp cơ giới vật lí (VD: Bẫy đèn, bắt sâu bằng tay,...)

- ..........

2. -Các vùng nuôi tôm:

+Vùng đồng bằng: Tôm càng xanh, tôm đất,...

+ Vùng biển: Tôm hùm, tôm sú,...

- Vai trò của nghề nuôi tôm: Tôm là thực phẩm quý và có nhiều chất dinh dưỡng và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta.

3. -Đặc điểm hệ tuần hoàn ở cá:

+Tim hai ngăn: Tâm thất và tâm nhĩ

+Một vòng tuần hoàn kín

+Máu nuôi cơ thể là máu màu đỏ tươi

-Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn ở cá:

Khi tâm thất co tống máu vào động mạch chủ bụng, từ đó chuyển qua các mao mạch mang, ở đây xảy ra sự trao đổi khí, máu trở thành đỏ tươi, giàu ô xi, theo động mạch chủ lưng đến các cơ quan cung cấp ô xi và chất dinh dưỡng cho các cơ quan hoạt động. Máu từ các cơ quan theo tĩnh mạch bụng trở về tâm nhĩ. Khi tâm nhĩ co dồn máu sáng tâm thất và cứ như vậy, máu được vận chuyển theo một vòng kín.

4. Giun đũa có thể kí sinh trong ruột non người mà không bị tiêu hoá vì giun đũa sở hữu lớp vỏ cuticun bao bọc bên ngoài, giúp chống lại các enzim trong ruột non người nên không bị tiêu hoá

5. Trong vòng đời, giun đũa phải trải qua 2 lần kí sinh ở ruột non vì khi vào cơ thể người, giun đũa chưa có lớp vỏ cuticun bao bọc bên ngoài nên rất dễ bị các enzim trong ruột người tác động đến. Vì thế, giun đũa phải đi qua máu, tim, gan, phổi để lấy chất dinh dưỡng và hình thành lớp vỏ cuticun rồi mới trở về ruột non lần thứ 2, và sau đó chính thức kí sinh ở đây

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Hồng Anh Phạm
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Mạnh
Xem chi tiết
Zhun ngu văn
Xem chi tiết
LÊ BẢO NGỌC
Xem chi tiết
An barbie
Xem chi tiết
Đăng Khôi
Xem chi tiết
Zhun ngu văn
Xem chi tiết
38. Lê Phú Vinh 7A6
Xem chi tiết
Lê Thanh Tùng
Xem chi tiết