Câu 1: Có ý kiến cho rằng đặc sắc nghệ thuật của truyện lac thể hiện sự chuyển biến của hình tượng nhân vật tấm từ yếu đuối thụ động đến kiên quyết đấu tranh dành lại sự sống và hạnh phúc cho mình. Các bạn hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
Câu 2: Phân tích nghệ thuật miêu tả nhân vật a hùng của sử thi qua đoạn trích" chiến thắng mtao mxay. Nhờ những đặc trưng đó, vẻ đẹp người a hùng sử thi đã được lí tưởng hóa như thế nào
Câu 3: Nêu đặc sắc và nghệ thuật củ truyền thuyết An Dương Vương và mị châu trọng thủy. Hãy kể tên những chi tiết hoang đường kì ảo. Em ấn tượng nhất chi tiết nào. Vì sao
Câu 4: Chứng minh vai trò của văn học dân gian đối với văn học viết bằng cách tim một số dẫn chứng từ các bài thơ của các nhà thơ trung đại hoặc hiện đại có sử dụng chát liệu văn học dân gian
Câu 1.
1. Giải thích nhận định:
- Đặc sắc nghệ thuật của truyện Tấm Cám là thể hiện sự chuyển biến của hình tượng nhân vật Tấm từ yếu đuối thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình.
- Giải thích từ ngữ:
+ "Hình tượng nhân vật" là nhân vật trung tâm của tác phẩm, được tác giả dày công tạo dựng bằng ngôn từ, gửi gắm vào đó những tư tưởng, tình cảm riêng.
+ "Đặc sắc nghệ thuật của một tác phẩm văn học" là những bút pháp, điểm độc đáo của tác phẩm. Nghệ thuật là điểm tựa, làm sáng tỏ nội dung tư tưởng của tác phẩm.
+ Đặc sắc nghệ thuật của truyện Tấm Cám là đã làm nổi bật được quá trình vận động của nhân vật, đấu tranh để tự giành lấy công bằng, hạnh phúc cho bản thân.
=> Khẳng định: nhận định trên là hoàn toàn đúng.
2. Chứng minh:
a. Chặng 1: Tấm yếu đuối thụ động.
b. Chặng 2: Tấm hóa thân, đấu tranh giành lại hạnh phúc.
c. Ý nghĩa:
- Sự chuyển biến của hình tượng Tấm không chỉ là sự chuyển biến của 1 con người mà còn là hiện thân của sự vận động không ngừng của cái thiện trong cuộc đấu tranh thiện ác.
- Sự chuyển biến của hình tượng Tấm được gửi gắm qua những lần Tấm hóa thân. Hóa thân là chi tiết kì ảo, không có thực nhưng lại là công cụ đắc lực để thấy được sức mạnh, ý chí, sự chuyển biến của nhân vật.
- Sự chuyển biến của hình tượng Tấm cũng góp phần tạo thành motif quen thuộc của văn học dân gian, cho thấy quá trình vận động từ bóng tối ra ánh sáng. (So sánh liên hệ với những truyện cổ tích khác có chung motif trên thế giới: Cô tro bếp, Cô bé Lọ Lem,...)
Câu 3:
1. Đặc sắc nghệ thuật của truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy:
- Xây dựng được những hình tượng nhân vật đặc sắc dựa trên những giai thoại có thật về nhân vật. (An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy)
- Giải thích được một cách hợp lí về quá trình hình thành, dựng nước và giữ nước của An Dương Vương, đan xen khéo léo với câu chuyện tình yêu giữa Mị Châu, Trọng Thủy.
- Sử dụng yếu tố kì ảo khiến câu chuyện thêm hấp dẫn.
- Hóa giải được bi kịch tình yêu và tạo mối liên hệ với thời đại ngày nay bằng chi tiết ngọc trai - giếng nước.
- Có cốt truyện, mạch truyện thống nhất, logic hợp lí.
2. Những chi tiết kì ảo:
- An Dương Vương cứ xây thành lại đổ. Được báo mộng có Rùa Vàng tới giúp. Tắm gội chay sạch, khấn trời và tiếp đón xứ Thanh Giang, được giúp xây thành, cho mượn chiếc vuốt để giữ thành.
- Chiếc vuốt rùa được đặt làm nỏ -> vũ khí bảo vệ đất nước.
- An Dương Vương vì chủ quan nên bị mất thành. Bỏ chạy thì được cầm sừng tê bảy tấc rẽ xuống nước.
- Máu Mị Châu chảy xuống, loài trai ăn phải, hóa thành ngọc thạch.
- Trọng Thủy thương nhớ Mị Châu, tự tử ở giếng. Lấy nước giếng mà rửa ngọc trai thì ngọc càng sáng càng trong. Người ta gọi đó là sự hòa giải của bi kịch tình yêu.
* Chi tiết gây ấn tượng nhất là chi tiết về nỏ thần. Bởi nỏ được làm từ chiếc vuốt rùa mà có thể bắn ra hàng vạn mũi tên, thay cho sức của hàng vạn quân lính. Đây chính là ước muốn của nhân dân muôn thế hệ cũng như của vị vua cai trị đất nước: Mong ước có thể tạo ra thứ vũ khí tối tân để bảo vệ đất nước.