Thiên nhiên và con người ở các châu lục

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Mai Hiếu Ngọc

khocroikhocroiohooho!!!!

Câu 1: Cho biết đặc điểm nổi bật của bề mặt lục địa Nam Cực. Vì sao châu Nam Cực có khí hậu lạnh gay gắt? Nếu như băng ở châu Nam Cực tan chảy sẽ ảnh hưởng thế nào đến đời sống con người trên Trái Đất?

Câu 2: Trình bày đặc điểm dân cư châu Đại Dương. So sánh đặc điểm kinh tế của các nước châu Đại Dương?

Câu 3: Kể tên các hoang mạc và sa mạc ở lục địa? Cho biết tại sao đại bộ phận diện tích lục địa Ốt-trây-li-a có khí hậu khô hạn. Vì sao các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là "thiên đàng xanh" của Thái Bình Dương?

Câu 5 ( tại mình không thích để số 4, đâu có quan trọng nhỉ! lolang): Dựa vào hình 51.1 và 51.2 SGK, giải thích vì sao càng đi về phía Tây lục địa, khí hậu châu Âu càng ấm áp và có nhiều mưa?

Câu 7 ( cùng lí do nt ): Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của châu Âu. ( Cái bài THỰC HÀNH ấy, bạn nào không ngại khổ phân tích luôn giùm tớ kiểu môi trường và giải thích luôn nhé! )

* Có bạn nào thi học kỳ hết rồi giúp đỡ đồng bào nheeee ~!

Chu Phương Uyên
1 tháng 5 2017 lúc 22:41

Câu 1:

-đặc điểm nổi bật của bề mặt lục địa Nam Cực: Toàn bộ bề mặt lục địa Nam Cực bị băng phủ, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ.

-Châu Nam Cực có khí hậu lạnh gay gắt vì:Châu Nam Cực nằm ở vùng cực. Do nằm ở vùng cực, nên về mùa đông đêm địa cực kéo dài, còn mùa hạ tuy có ngày kéo dài, song cường độ bức xạ rất yếu và tia sáng bị mặt tuyết khuếch tán mạnh, lượng nhiệt sưởi ấm không khí không đáng kể. Do vậy, châu Nam Cực có khí hậu lạnh gay gắt.

-Sự tan băng ở châu Nam Cực sẽ ảnh hưởng đến đời sống của con người trên Trái Đất như thế nào? Trả lời: Băng ở Nam Cực tan sẽ làm nước biển và đại dương dâng cao, làm ngập nhiều vùng ở ven biển, trong đó có nhiều đồng bằng châu thổ dân cư đông đúc, hoạt động kinh tế đa dạng.

Câu 2.

_Trình bày đặc điểm dân cư của châu Đại Dương. Trả lời: - Mật độ dân cư thấp nhất thế giới. - Phân bố dân cư không đều: + Phần lớn dân cư sống tập trung ở dải đất hẹp phía đông và đông nam Ô-xtrây-li-a ở Bắc Niu Di-len và ở Pa-pua Niu Ghi-nê. + Ở nhiều đảo, dân cư chỉ có vài chục hoặc không có người ở. - Tỉ lệ dân thành thị cao. - Dân cư gồm hai thành phần chính: người bản địa và người nhập cư. + Người bản địa: chiếm khoảng 20% dân số, bao gồm người ô-xtra-lô-it sống ở Ô-xtrây-li-a và các đảo xung quanh, người Mề-la-nê-diêng và người Pô-li-nê-diêng sống trên các đảo Đông Thái Bình Dương. + Người nhập cư: chiếm khoảng 80% dân số, phần lớn con cháu người châu Âu đến xâm chiếm và khai phá thuộc địa từ thê" kỉ XVIII. Các nước có tỉ lệ người gốc Âu lớn nhất là Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len. Gần đây còn có thêm người nhập cư gốc Á.

_Nêu khác biệt về kinh tê của Ồ-xtrây-li-a và Niu Di-len với các quốc đảo còn lại trong châu Đại Dương. Trả lời: - Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len: nền kinh tê" phát triển. + Thu nhập bình quân đầu người cao (Ồ-xtrây-li-a: 20.337,5; Niu Di-len: 13.026,7). + Nổi tiếng về xuất khẩu: lúa mì, len, thịt bò, thịt cừu, sản phẩm từ sữa,... + Các ngành công nghiệp khai khoáng, chế tạo máy và phụ tùng điện tử, chê" biến thực phẩm,... rất phát triển. - Các quốc đảo còn lại: đều là những nước đang phát triển. + Kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu. + Các mặt hàng xuất khẩu chính: khoáng sản (phốt phát, dầu mỏ, khí đốt, vàng, than đá, sắt,...), nông sản (cùi dừa khô, ca cao, cà phê, chuối, vani,...), hải sản (cá ngừ, cá mập, ngọc trai,...), gỗ. + Trong công nghiệp, phát triển nhất là ngành chế biến thực phẩm.




Bình Trần Thị
2 tháng 5 2017 lúc 1:20

1. đặc điểm :

Địa hình: Toàn bộ lục địa bị băng phủ, tạo thành cao nguyên băng khổng lồ, cao trung bình trên 2000m.
– Thể tích băng lên tới trên 35 triệu km3.

– Khí hậu rất giá lạnh – được coi là “cực lạnh” của thế giới.
– Nhiệt độ quanh năm dưới 0oC.
– Là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới, vận tốc gió thường trên 60km/giờ.
+ Sinh vật: Thực vật không thể tồn tại. Động vật khá phong phú với các loài có khả năng chống chịu với giá lạnh như: chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo, cá voi xanh và các loài chim biển sống ở ven lục địa.

Bình Trần Thị
2 tháng 5 2017 lúc 1:22

3.

đại bộ phận lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn Do lãnh thổ Ô-xtrây-li-a nằm trong khu vực áp cao chí tuyến, đây là khu vực rất khó gây mưa. Một phần, do ảnh hưởng của dãy núi Thiên Sơn chạy sát biển, kéo dài từ bắc xuống nam đã ngăn cản gió từ biển thổi vào lục địa, làm cho phần lãnh thổ ô-xtrây-li-a chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn ít mưa.

các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương vì : Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm, lượng mưa nhiều quanh năm nên rừng xích đạo và rừng mưa nhiệt đới cùng với các rừng dừa phát triển xanh tốt quanh năm.

Bình Trần Thị
2 tháng 5 2017 lúc 1:23

2.

đặc điểm dân cư của châu Đại Dương.
– Châu Đại Dương có mật độ dân số thấp (3,6 người/km2).
– Tỉ lệ dân số thành thị cao (chiếm 69% dân số), nhưng không đều giữa các quốc gia.
– Ở các quốc đảo, mật độ dân số cao hơn lục địa Ô-xtrây-li-a, nhưng tỉ lệ dân số thành thị ở các quốc đảo lại thấp hơn Ô-xtrây-li-a và Niu Di-lân.

sự khác biệt về kinh tế của Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len với các quốc đảo còn lại trong châu Đại Dương.
– Ô-trây-li-a và Niu Di-len có nền kinh tế phát triển
+ Thu nhập bình quân đầu người cao (Ô-trây-li-a: 20.337,5 USD , Niu Di-len: 13.026,7 -năm 2000 )
+ Nổi tiếng về xuất khẩu lúa mì, len, thịt bò, thịt cừu, sản phẩm từ sữa các ngành công nghiệp khai khoáng, chế tạo máy và phụ tùng điện tử chế biến thực phẩm rất phát triển
– Các quốc đảo còn lại: Đều là những nước đang phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu: (phốt phát ,dầu mỏ , khí đốt vàngthan đá sắt) nông sản : (cùi dừa khô, cacao ,cà phê, chuối, va ni,…) hải sản: ( cá ngừ, cá mập, ngọc trai,…) , gỗ. Trong công nghiệp chế biến thực phẩm là ngành phát triển nhất.

Bình Trần Thị
2 tháng 5 2017 lúc 1:26

5.

càng đi về phía tây lục địa, khí hậu châu Âu càng ấm áp và mưa nhiều vì :
Càng đi về phía tây lục địa, khí hậu châu Âu càng ấm áp và mưa nhiều, vì: phía tây có dòng biển nóng bắc Đại Tây Dương, gió tây ôn đới mang theo hơi ẩm và ấm vào trong đất liền gây mưa lớn ở vùng ven biển; càng vào sâu phía đông và đông nam, ảnh hưởng của biển ít đi nên lạnh và khô hơn.

Bình Trần Thị
2 tháng 5 2017 lúc 1:27

Đặc điểm khí hậu

Biểu đồ trạm A

Biểu đồ trạm B

Biểu đồ trạm C

1. Nhiệt độ

– Nhiệt độ tháng 1

– Nhiệt độ tháng 7

– Biên độ nhiệt

– 5ºC

18ºC

23ºC

7ºC

20ºC

13ºC

5ºC

17ºC

12ºC

Nhận xét chung

nhiệt độ

Mùa đông lạnh, mùa hạ nóng.

Mùa đông ấm, mùa hạ nóng.

Mùa đông ấm, mùa hạ mát.

2. Lương mưa

– Các tháng mưa nhiều

– Các tháng mưa ít

– Nhận xét chung chế độ mưa

5 – 8

9 – 4 (năm sau)

– Mưa nhiều vào mùa hạ.

9- 1 (năm sau)

2 – 8

– Mưa nhiều vào mùa thu, đông

8- 5 (năm sau)

6 – 7

– Mưa nhiều quanh năm

3. Kiểu khí hậu

Ôn đới lục địa

Địa trung hải

Ôn đới hải dương

4. Kiểu thảm thực vật tương ứng

Hình D

(cây lá kim)

Hình F

(cây bụi,

cây lá cứng)

Hình E

(cây lá rộng)


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Anh Thư
Xem chi tiết
Đinh Quỳnh Hương Giang
Xem chi tiết
Phạm Nguyễn Minh Trí
Xem chi tiết
Miko
Xem chi tiết
Lì Lí Li
Xem chi tiết
Phương Uyên
Xem chi tiết
Truc Linh
Xem chi tiết
WasTaken DRACO
Xem chi tiết
Khoi My Tran
Xem chi tiết