Thiên nhiên và con người ở các châu lục

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đặng Thị Mai Nga

Câu 1: Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân

cư châu Mĩ ?

Câu 2: Quan sát hình 35.1, cho biết ý nghĩa kinh tế của kênh đào Pa-na-ma?

Câu 3: Quan sát các hình 36.2 và 36.3, giải thích tại sao có sự khác biệt về khí hậu giữa phần phía tây và phần phía đông kinh tuyến 100°T của Hoa Kì?

Câu 4: Trình bày đặc điểm địa hình của Bắc Mĩ ?

Câu 5: Trình bày những đặc điểm cơ bản của khí hậu Bắc Mĩ? Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân hoá khí hậu của Bắc Mĩ?

Sách Giáo Khoa
16 tháng 3 2020 lúc 19:54

Câu 1:

- Trước thế kỉ XV: ở châu Mĩ chủ yếu là chủng tộc Môn-gô-lô-it, đó là người E-xki-mô và người Anh-điêng.

- Thế kỉ XV đến nay: ở châu Mĩ có đầy đủ các chủng tộc chính trên thế giới: người Môn-gô-lô-it (bản địa), người Ơ-rô-pê-ô-it (các dân tộc ở châu Âu), người Nê-grô-it (nô lệ da đen từ châu Phi) và người Môn-gô-lô-it nhập cư sau này (người Trung Quốc, Nhật Bản,...).

⇒ Lịch sử nhập cư đã tạo nên thành phần chủng tộc đa dạng ở châu Mĩ. Sự hòa huyết giữa các chủng tộc đã hình thành nhóm người lai ở châu Mĩ.

Khách vãng lai đã xóa
Sách Giáo Khoa
16 tháng 3 2020 lúc 19:54

Câu 2.

- Kênh đào Pa-na-ma đã rút ngắn con đường đi biển từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương, giúp giảm chi phí vận chuyển.

- Nhờ kênh đào này mà việc giao lưu kinh tế - văn hóa giữa khu vực châu Á - Thái Bình Dương với Hoa Kì và các nước châu Mĩ thuận lợi hơn.

- Kênh đào đã đem lại lợi ích kinh tế rất lớn cho chủ sở hữu kênh đào.

Khách vãng lai đã xóa
Sách Giáo Khoa
16 tháng 3 2020 lúc 19:55

Câu 3.

Giữa phần phía tây và phần phía đông kinh tuyến 100°T của Hoa Kì có sự khác nhau về khí hậu, vì:

- Phía tây kinh tuyến 100°T:

+ Hệ thông Coóc-đi-e với các dãy núi chạy theo hướng bắc - nam chắn sự di chuyển của các khối khí theo hướng tây - đông, nên ở các sườn phía đông, các cao nguyên và sơn nguyên nội địa ít mưa.

+ Dòng biển lạnh Ca-li-phoóc-ni-a gây ra thời tiết khô và ít mưa.

- Phía đông kinh tuyến 100°T:

+ Miền đồng bằng trung tâm, miền núi già và sơn nguyên thấp.

+ Ven biển Đại Tây Dương lại có dòng biển nóng Gơn-xtrim mang lại cho khu vực này có khí hậu ẩm ướt hơn, nhất là phía đông nam kinh tuyến 100°T.

+ Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khổng lồ đã tạo điều kiện cho khối không khí lạnh xâm nhập sâu trong nội địa vào mùa đông.

Khách vãng lai đã xóa
Sách Giáo Khoa
16 tháng 3 2020 lúc 19:56

Câu 4. Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến:

- Phía Tây là dải núi Coóc-di-e đồ sộ ở phía tây, bao gồm nhiều dãy núi song song, xen vào giữa là các sơn nguyên và cao nguyên.

- Ở giữa là miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khung lồ, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.

- Phía Đông là miền núi già và sơn nguyên ở phía đông, chạy theo hướng đông bắc - tây nam.

Khách vãng lai đã xóa
Sách Giáo Khoa
16 tháng 3 2020 lúc 19:56

Câu 5.

- Khí hậu Bắc Mĩ vừa phân hóa theo chiều bắc - nam, vừa phân hóa theo chiều tây - đông.

+ Theo chiều bắc - nam. Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau : hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.

+ Theo chiều kinh tuyến :

Phía tây kinh tuyến 100° T, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc.

Phía đông của kinh tuyến 100° T hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.

- Nguyên nhân :

+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.

+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển, ảnh hưởng của các dòng biển chảy ven bờ tạo ra sự phân hoá đông - tây.

Ngoài ra sự có mặt của địa hình núi cao dẫn đến sự phân hóa khí hậu theo độ cao, tạo kiểu khí hậu núi cao.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Truc Linh
Xem chi tiết
Phạm Nguyễn Minh Trí
Xem chi tiết
aaaaaa
Xem chi tiết
Lê Thị Hà Trang
Xem chi tiết
Đặng Thị Mai Nga
Xem chi tiết
Mau Muc Tim
Xem chi tiết
Hồ Thanh Quỳnh
Xem chi tiết
Lamimari Nguyễn
Xem chi tiết
huy nquyen
Xem chi tiết