Bài 38. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo

Lê Nguyệt Hằng

Câu 1:

a) Phân tích những thuận lợi, khó khăn về tự nhiên trong phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL.

b) Phân tích những thuận lợi. khó khăn về tự nhiên trong phát triển kinh tế ở ĐBSCL.

Câu 2:

a) CMR ngành công nghiệp ở ĐNB rất phát triển.

b) CMR ĐBSCL là vùng trọng điểm về lương thực thực phẩm của nước ta.

HSG địa giúp mình đi. mai mình thi học kì rồi.

Bình Trần Thị
23 tháng 4 2017 lúc 19:12

2a)

– Khu vực công nghiệp – xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.
– Cơ cấu sản xuất cân đối, đa dạng.
– Một số ngành công nghiệp quan trọng: dầu khí, điện, cơ khí, điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng… tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
23 tháng 4 2017 lúc 19:15

1a)+thuận lợi :

– Đồng bằng rộng lớn, diện tích khoảng 4 triệu ha và khá bằng phẳng, đất phù sa châu thổ.
– Khí hậu cận xích đạo gió mùa nóng ẩm quanh năm.
– Sông Mê Công đem lại nguồn lợi lớn về phù sa và thuỷ sản, hệ thống kênh rạch chằng chịt thuận lợi giao thông thuỷ bộ và nuôi thuỷ sản nước ngọt, sinh vật phong phú, đa dạng.
– Biển và hải đảo có nguồn hải sản phong phú, biển ấm, ngư trường rộng, nhiều đảo thuận lợi đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
+ Khó khăn: Diện tích đất phèn, đất mặn lớn cần được cải tạo, thiếu nước ngọt trong mùa khô. Lũ gây ra ở Đồng bằng Sông Cửu Long vào mùa mưa với diện rộng và thời gian dài.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
23 tháng 4 2017 lúc 19:16

1b)+thuận lợi :

– Đất: là tài nguyên quan trọng hàng đầu ở Đồng bằng sông Cửu Long, diện tích tương đối rộng (gần 4 triệu ha), địa hình thấp và bằng phẳng, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực, thực phẩm với quy mô lớn.
– Khí hậu: cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm, lượng mưa nhiều, thời tiết ít biến động, thuận lợi cho việc đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ.
– Nước: tương đối dồi dào của hệ thống sông rạch dày đặc, thuận lợi làm thủy lợi. Diện tích mặt nước rộng lớn (nội địa và ven biển), thích hợp để nuôi trồng thủy sản (nước ngọt, nước lợ và mặn).
– Nguồn lợi thủy sản: phong phú của các vùng biển (tây nam, đông nam) và của sông Mê Công.

+khó khăn :

+ Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn (khỏang 60 % diện tích của đồng bằng), phải đầu tư lớn và mất nhiều thời gian để cải tạo.
+ Mùa khô sâu sắc và kéo dài (từ tháng XI đến tháng IV), thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt, nạn xâm nhập mặn gây nhiều trở ngại đối với đời sống và sản xuất ở các vùng ven biển.
+ Lũ lụt hàng năm diễn ra trên diện rộng do sông Mê Công gây ra trong mùa mưa lũ.
+ Chất lượng môi trường ở nhiều vùng suy thóai, đặc biệt là nguồn nước sông rạch.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
23 tháng 4 2017 lúc 19:16

1a)

+thuận lợi :

– Đất: là tài nguyên quan trọng hàng đầu ở Đồng bằng sông Cửu Long, diện tích tương đối rộng (gần 4 triệu ha), địa hình thấp và bằng phẳng, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực, thực phẩm với quy mô lớn.
– Khí hậu: cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm, lượng mưa nhiều, thời tiết ít biến động, thuận lợi cho việc đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ.
– Nước: tương đối dồi dào của hệ thống sông rạch dày đặc, thuận lợi làm thủy lợi. Diện tích mặt nước rộng lớn (nội địa và ven biển), thích hợp để nuôi trồng thủy sản (nước ngọt, nước lợ và mặn).
– Nguồn lợi thủy sản: phong phú của các vùng biển (tây nam, đông nam) và của sông Mê Công.

+khó khăn :

+ Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn (khỏang 60 % diện tích của đồng bằng), phải đầu tư lớn và mất nhiều thời gian để cải tạo.
+ Mùa khô sâu sắc và kéo dài (từ tháng XI đến tháng IV), thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt, nạn xâm nhập mặn gây nhiều trở ngại đối với đời sống và sản xuất ở các vùng ven biển.
+ Lũ lụt hàng năm diễn ra trên diện rộng do sông Mê Công gây ra trong mùa mưa lũ.
+ Chất lượng môi trường ở nhiều vùng suy thóai, đặc biệt là nguồn nước sông rạch.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
23 tháng 4 2017 lúc 19:17

2b) đồng bằng Sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước (chiếm 51,1% diện tích và 51,4% sản lượng lúa cả nước). Bình quân lương thực theo đầu người đạt 1066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002).

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
Lại Đan Ngọc
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
귀리
Xem chi tiết
Danh Nguyễn
Xem chi tiết
Phạm Đỗ Huyền Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thùy Linh
Xem chi tiết
Trầnnhy
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Hoài Nam
Xem chi tiết
Pham Thi Thu Nhung
Xem chi tiết