Cảm nhận về nhân vật người vợ nhặt trong tác phẩm '' Vợ Nhặt '' của Kim Lân từ đó liên hệ nhân vật Thị Nở trong '' Chí Phèo '' của Nam Cao và nhận xét về cảm hứng nhân đạo của hai nhà văn.
1. Mở bài
- Đề tài: Hình tượng người phụ nữ trong văn học
- Dẫn dắt phạm vi vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật thị trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân, nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao
- Sự gặp gỡ trong quan niệm về vẻ đẹp con người của hai nhà văn
2. Thân bài
Bước 1: Giới thiệu về tác giả tác phẩm và đối tượng nghị luận. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nhân vật
+ Kim Lân, Vợ nhặt, nhân vật thị
+ Nam Cao, Chí Phèo, Thị Nở Vẻ đẹp tâm hồn của hai nhân vật: Thị ( Người vợ nhặt) và Thị Nở
Bước 2: Nghị luận tổng hợp
* Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật thị trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân:
- Đằng sau vẻ rách rưới là một khát vọng sống mãnh liệt (phân tích - chứng minh)
- Đằng sau vẻ chao chát, chỏng lỏn là người phụ nữ hiền hậu, đúng mực (phân tích - chứng minh)
- Niềm tin, sự lạc quan vào cuộc sống trong tương lai (phân tích - chứng minh ở đoạn cuối truyện)
- Nghệ thuật: Xây dựng nhân vật - đặt nhân vật trong tình huống truyện độc đáo, éo le, cảm động; Vẻ đẹp tâm hồn nhân vật được thể hiện thông qua các chi tiết: hành động, lời nói, diễn biến tâm trạng; Ngôn ngữ mộc mạc giản dị, kể chuyện hấp dẫn.
* Liên hệ với nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao
- Thị Nở một người phụ nữ với vẻ ngoài xấu ma chê quỷ hờn, tính tình vô duyên, ba mươi tuổi vẫn trong tình trạng ế chồng nhưng từ khi gặp gỡ và sống chung với Chí Phèo, những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật bắt đầu ngời sáng:chân thật, mộc mạc, giản dị, giàu tình yêu thương Khác với những con người ở làng Vũ Đại, thị Nở đến với Chí Phèo tự nhiên mà không một chút định kiến. Nhờ những phẩm chất ấy, Thị Nở đã thức tỉnh Chí Phèo trở về với con đường lương thiện (phân tích - chứng minh)
- Về hai nhân vật thị và Thị Nở của hai nhà văn Kim Lân và Nam Cao có nhiều điểm gặp gỡ, tương đồng trong sự khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người cả hai nhân vật đều mang vẻ đẹp khuất lấp do hoàn cảnh làm ẩn đi nhưng khi được sống trong tình yêu thương, họ lại toát lên vẻ đẹp phẩm chất có thể tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người và người phụ nữ nói riêng.
- Nghệ thuật: xây dựng nhân vật tương phản giữa ngoại hình và phẩm chất, tính cách điển hình, cách miêu tả nhân vật tinh tế
Bước 3: Đánh giá
* Điểm chung trong khám phá vẻ đẹp
- Về hai nhân vật thị và Thị Nở của hai nhà văn Kim Lân và Nam Cao có nhiều điểm gặp gỡ, tương đồng trong sự khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người cả hai nhân vật đều mang vẻ đẹp khuất lấp do hoàn cảnh làm ẩn đi nhưng khi được sống trong tình yêu thương, họ lại toát lên vẻ đẹp phẩm chất có thể tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người và người phụ nữ nói riêng.
- Ca ngợi, khẳng định phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn của người lao động, bộc lộ niềm tin mãnh liệt: dù trong bất kì hoàn cảnh nào thì vẻ đẹp tâm hồn của họ vẫn ngời sáng.
- Sự cảm hóa, thức tỉnh con người bằng tình yêu thương
* Điểm riêng trong khám phá vẻ đẹp
- Kiểu nhân vật của Kim Lân: đặt nhân vật trong hoàn cảnh đặc biệt
- Kiểu nhân vật của Nam Cao: kiểu nhân vật tương phản giữa ngoại hình và tính cách
* Lý giải nguyên nhân
- Hoàn cảnh sáng tác, hoàn cảnh lịch sử: Chí Phèo viết trước cách mạng trong hoàn cảnh đêm tối của xã hội Việt Nam đương thời. Còn Vợ nhặt viết sau năm 1945 khi quần chúng đã được cách mạng giải phóng.
- Phong cách nghệ thuật của hai nhà văn
* Đánh giá khái quát:
- Là một sự gặp gỡ tình cờ trong quan niệm của hai nhà văn về vẻ đẹp con người
– đó là tính nhân văn, sự nhìn nhận đa chiều của văn học đã ngấm trong tư tưởng của Kim Lân và Nam Cao.
- Thông qua hai nhân vật kể trên, người đọc sẽ có sự nhìn nhận đa chiều hơn thể hiện khả năng thấu hiểu, đồng cảm và sự trân trọng của hai nhà văn với những vẻ đẹp và sức sống tâm hồn người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tam. Đó là sự nối tiếp xuất sắc của Nam Cao và Kim Lân với mạch nguồn nhân đạo của văn học Việt Nam.
3.Kết bài
- Vẻ đẹp tâm hồn của con người là đích đến của người sáng tác và văn chương nghệ thuật muôn đời
- Khẳng định vị trí của hai nhà văn trong nền văn học Việt Nam