Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Mọi người ơi giúp em phần đọc hiểu này với ạ
Giáo sư Daniel Kahneman ở trường đại học Princeton (Mỹ) (chủ nhân giải Nobel Kinh tế 2002) và các nhà nghiên cứu khác đã thử đo tình trạng hạnh phúc chủ quan của con người bằng cách hỏi họ về trạng thái của họ vào những lúc nghỉ ngơi trong ngày. Số liệu nghiên cứu đưa ra trong bài báo được xuất bản trên tờ Science số ra ngày 30/06/2006 khẳng định rằng có rất ít sự tương quan giữa thu nhập và hạnh phúc.
Ngược lại, GS. Kahneman và các cộng sự còn phát hiện ra rằng những người có thu nhập cao hơn thường dành nhiều thời gian hơn cho những hoạt động gắn với những cảm xúc tiêu cực như căng thẳng và stress. Thay vì dành nhiều thời gian hơn để giải trí, họ thường phải dành nhiều thời gian hơn để làm việc và đi làm. Họ thường xuyên ở những trạng thái như thù địch, giận dữ, lo lắng và căng thẳng.
Tất nhiên, ý tưởng là tiền bạc không mua được hạnh phúc thì “xưa như Trái Đất” rồi. Nhiều tôn giáo cũng khuyên con người rằng sự gắn bó với những sở hữu vật chất khiến chúng ta không hạnh phúc. Ban nhạc Beatles cũng nhắc nhở chúng ta là tiền không thể mua được tình yêu (“money can't buy me love”) và những điều tốt đẹp nhất trên đời này thì không mất tiền mua (“The best things in life are free”). Chính Adam Smith (người nói rằng “không phải vì lòng tốt của người bán thịt, người cất rượu hay người thợ bánh mì mà chúng ta có bữa ăn tối, ai cũng tự thương mình, không phải vì người khác, họ không có ý muốn cung cấp nhu cầu cần thiết cho chúng ta, mà được lợi lạc khi làm các nghề đó”) đã miêu tả các thú vui tưởng tượng của giàu có như là “một sự lừa gạt”.
Tuy nhiên, có điều gì đó rất mâu thuẫn về điều này. Nếu tiền bạc không mang lại hạnh phúc thì tại sao tất cả chính phủ các nước tại tập trung vào việc tăng thu nhập quốc dân theo đầu người? Tại sao rất nhiều người trong chúng ta gắng sức để kiếm nhiều tiền hơn nếu tiền bạc không làm chúng ta hạnh phúc hơn?
Có lẽ câu trả lời nằm ở bản chất của chúng ta là con người có mục đích. Chúng ta phải làm việc để kiếm ăn, tìm bạn đời và nuôi dạy con. Tích lũy tiền đến một mức nào đó mang lại một sự bảo đảm cho những thời kỳ khó khăn. Tiền cũng là một cách thức đo độ thành công của chúng ta. Và tiền là một mục tiêu chúng ta cầu viện đến khi chúng ta chán làm bất cứ việc gì và không thể nghĩ ra lý do nào khác để làm việc. Kiếm tiền khiến chúng ta phải làm gì đó để cảm thấy mình có ích khi chúng ta không biết rõ tại sao chúng ta đang làm việc.
-Câu 1: Có mấy luận điểm lớn trong đoạn trích trên
-Câu 2: Theo tác giả bài viết, những khảo sát của Giáo sư Daniel Kahneman và các cộng sự đem lại những kết quả gì?