Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Khắc Nguyên Bảo

Cách giải đố trong truyện Em bé thông minh tác phẩm cùng tên có gì độc đáo?

GIÚP MK VỚI CÁC BẠN ƠIbucminh

Phan Thùy Linh
30 tháng 5 2016 lúc 21:08

+ Lần thứ nhất: Cậu đã hóa giải lời đố của viên quan bằng chiêu thức “gậy ông lại đập lưng ông” bằng cách hỏi lại: “Ngựa của ông đi một ngày được mấy bước”, dồn đối phương vào thế bí. Sự đối vô cùng nhanh nhạy tạo nên sự bất ngờ thú vị, khiến viên quan phải há mồm sửng sốt.

+ Lần thứ hai: Cậu bé đã hóa giải bằng cách “tương kế tựu kế” đưa nhà vua và cận thần vào “bẫy” của mình để cho ra sự vô lí: giống đực thì không thể đẻ con.

+ Lần thứ ba: Cậu đã hóa giải lời thách đố của nhà vua bằng cách đưa ra điều kiện phải rèn chiếc kim thành dao xẻ thịt thì mới có thể làm thịt một con chim sẻ thành ba cỗ thức ăn; dồn nhà vua vào thế bí. A không thực hiện được thì B cũng không thực hiện được.

+ Lần thứ tư: Trong lúc các đại thần vò đầu suy nghĩ không ra thì cậu bé vừa đùa nghịch, vừa đọc bài đồng dao để chỉ ra cách giải bằng cách dựa vào kinh nghiệm dân gian - (kiến mừng thấy mỡ).

- Đây là lần giải đố thú vị nhất, vì câu đố oái ăm, sự đấu trí không phải ở phương diện cá nhân mà là uy tín danh dự cho cả dân tộc, một lời giải có thể “cứu nguy cho cả hàng ngàn người” - Thế nhưng thái độ của người giải đố lại hết sức nhẹ nhàng tỉnh bơ, mà lời giải rất độc đáo bất ngờ.

 

phương anh
2 tháng 6 2016 lúc 7:39

độc đáo ở những câu hỏi hóc búa và khó lí giải 

bài tham kháo nhỏ nhắn cho mik nha bnbanhquavui

nếu không chắc chắn hãy mở vở giáo khoa ra xem cho chắc nhé!!!!@@@@@@

Akiko Mai
17 tháng 10 2016 lúc 12:46
Trong mỗi lần được thử thách, em bé đã dùng những cách rất thông minh để giải đố. Lần thứ nhất: đố lại viên quan bằng một câu đố tương tự (ngựa một ngày đi được mấy bước?). Lần thứ hai: tạo tình huống để vua tự nói ra sự phi lí trong yêu cầu của mình đối với dân làng. Lần thứ ba: đố lại nhà vua. Lần thứ tư: dùng kinh nghiệm dân gian để giải đố. Điều đáng chú ý là khi giải đố, em bé đã không dựa vào các kiến thức sách vở mà sử dụng các kiến thức ngay trong thực tế đời sống. Với những câu đố không thể có lời giải, em bé đã đẩy chính người đố vào thế bí, khiến cho cả người ra câu đố, người chứng kiến (và nhất là các thính giả của câu chuyện) bị bất ngờ, thán phục, làm bật ra tiếng cười vui vẻ.
Akiko Mai
17 tháng 10 2016 lúc 12:46

Trong mỗi lần được thử thách, em bé đã dùng những cách rất thông minh để giải đố. Lần thứ nhất: đố lại viên quan bằng một câu đố tương tự (ngựa một ngày đi được mấy bước?). Lần thứ hai: tạo tình huống để vua tự nói ra sự phi lí trong yêu cầu của mình đối với dân làng. Lần thứ ba: đố lại nhà vua. Lần thứ tư: dùng kinh nghiệm dân gian để giải đố.
 Điều đáng chú ý là khi giải đố, em bé đã không dựa vào các kiến thức sách vở mà sử dụng các kiến thức ngay trong thực tế đời sống. Với những câu đố không thể có lời giải, em bé đã đẩy chính người đố vào thế bí, khiến cho cả người ra câu đố, người chứng kiến (và nhất là các thính giả của câu chuyện) bị bất ngờ, thán phục, làm bật ra tiếng cười vui vẻ.


Các câu hỏi tương tự
Phạm Minh Quân
Xem chi tiết
Kẹo Dẻo Ngọt
Xem chi tiết
Nguyễn Huỳnh Hân
Xem chi tiết
Phạm Chi
Xem chi tiết
Trần Phương Thảo
Xem chi tiết
Trần Phương Thảo
Xem chi tiết
Trần Phương Thảo
Xem chi tiết
Phùng Linh Anh
Xem chi tiết
libra love aquarius
Xem chi tiết