Câu 1: Trong cuộc sống chúng ta nên có thế giới quan như thế nào là đúng đắn?
a. Duy vật siêu hình. b. Duy vật biện chứng.
c. Duy tâm biện chứng. d. Duy tâm siêu hình.
Câu 2: Vấn đề cơ bản của triết học là gì?
a. Mối quan hệ giữa tồn tại và vật chất b. Mối quan hệ giữa sự vật và hiện tượng.
c. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. d. Mối quan hệ giữa tư duy và ý thức
Câu 3: Ví dụ nào sau đây thuộc kiến thức triết học?
a. Bình phương của cạnh huyền bằng tổng bình phương của hai cạnh góc vuông.
b. Ngày 3 – 2 – 1930 là ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.
c. Mọi sự vật hiện tượng đều có quan hệ nhân quả.
d. Mọi sự vật trên Trái đất đều chịu lực hút của Trái đất.
Câu 4: Trong cuộc sống chúng ta nên có phương pháp luận như thế nào là đúng đắn?
a. Siêu hình duy vật. b. Siêu hình duy tâm.
c. Biện chứng duy vật. d. Biện chứng duy tâm.
Câu 5: Ví dụ nào sau đây thuộc kiến thức khoa học cụ thể?
a. Mọi sự vật hiện tượng đều có quan hệ nhân quả.
b. Bình phương của cạnh huyền bằng tổng bình phương của hai cạnh góc vuông.
c. Ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh. d. Tức nước vỡ bờ.
Câu 6: Trong triết học có những hệ thống thế giới quan nào sau đây?
a. Duy vật và duy tâm. b. Duy vật và vật chất.
c. Duy tâm và ý thức d. Duy vật và ý thức.
Câu 7: Trong lịch sử triết học có những hệ thống phương pháp luận nào sau đây?
a. Biện chứng và phiến diện b. Biện chứng và siêu hình
c. Bằng chứng và siêu hình. d. Bằng chứng và phiến diện.
Câu 8: Thế giới quan duy tâm có quan điểm như thế nào về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức?
A. Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức.
B. Ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất
C. Ý thức và vật chất cùng xuất hiện và có mối quan hệ với nhau.
D. Ý thức và vật chất cùng xuất hiện và không có mối quan hệ với nhau.
Câu 9: Để phân biệt chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, người ta căn cứ vào vấn đề gì?
A. Vấn đề coi trọng yếu tố vật chất hay yếu tố tinh thần.
B. Quan hệ giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào.
C. Vấn đề con người có nhận thức được thế giới hay không.
D. Việc con người nhận thức được thế giới bằng cách nào.
Câu 10: Thế giới quan của con người là gì?
A. Quan điểm của con người về thế giới và xã hội.
B. Quan điểm và niềm tin định hướng cho con người.
C. Toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng của con người trong cuộc sống.
D. Quan niệm của con người về thế giới.
Câu 11: Trong cuộc sống chúng ta nên có thế giới quan như thế nào là đúng đắn?
A. Duy vật siêu hình B. Duy vật biện chứng C. Duy tâm biện chứng D. Duy tâm siêu hình
dựa vào cơ sở nào để phân chia các hệ thống thế giới quan trong Triết học
Câu 13: Chủ nghĩa duy vật biện chứng là sự thống nhất hữu cơ giữa
A. thế giới quan duy vật và phương pháp luận siêu hình.
B. thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.
C. thế giới quan duy tâm và phương pháp luận biện chứng.
D. thế giới quan duy tâm và phương pháp luận siêu hình.
Dựa vào cơ sở nào để phân chia các hệ thống thế giới quan trong Triết học?
HIỂU Câu 2. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây ? A. Con người không thể nhận thức được thế giới khách quan B. Con người vừa có thể nhận thức được vừa không thể nhận thức được thế giới khách quan C. Không có cái gì con người không thể nhận thức được, chỉ có những cái con người chưa nhận thức được mà thôi D. Con người nhận thức được tất cả mọi sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan.
Giúp e với!!
Hãy phân biệt Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm
cho ví dụ mỗi cái!!
giúp em với em đang cần gấp lắm ạ
please!!!!!
Ở các ví dụ sau, ví dụ nào thuộc kiến thức khoa học cụ thể, ví dụ nào thuộc kiến thức triết học? Vì sao?
- Bình phương của cạnh huyền bằng tổng bình phương của hai cạnh góc vuông.
- Mọi sự vật và hiện tượng đều có quan hệ nhân quả.
- Ngày 3/2/1930 là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh
Trong các ý sau, ý nào thể hiện yếu tố biện chứng?
A: "Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm"
B: Đèn nhà ai, nhà ấy rạng
C: Trong lớp đã có sự phân công lao động vệ sinh, mỗi người một việc, Việc của ai, người ấy làm, chẳng có ai liên quan đến ai cả
D: Quan niệm của các thầy bói trong câu chuyện dân gian "Thầy bói xem voi"