Bài 35 : Khái quát Châu Mĩ

pi lùn pé

CÁC BN GIÚP MIK SOẠN BÀI NÀY VS NHA!!! :))

CHÂU MĨ

Bài 19. TỰ NHIÊN CHÂU MĨ

Ko cần sạo phần (A:Khởi động nha)

Từ (B đến C) Nha!!!:))

C.ơn mọi ng`

Mến ng` đã giúp nek

Thảo Phương
3 tháng 1 2018 lúc 20:08

Bài 1. Quan sát hình 36.1 và 36.2, nêu đặc điểm cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ. Ảnh hưởng của địa hình tới khí hậu ?
Trả lời:
. Địa hình của Bắc Mĩ có cấu trúc khá đơn giản :
- Phía tây là hệ thống núi trẻ Coóc-đi-e, cao trung bình 3000 - 4000m, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên. Do địa hình cao lại có hướng bắc - nam nên chắn sự di chuyển của các khối khí tây - đông. Vì vậy, đã làm cho sườn tây mưa nhiều, trong các cao nguyên và sơn nguyên nội địa mưa ít hơn.
+ Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, như một lòng máng lớn nên không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập vào sâu nội địa.
+ Phía đông là miền núi già và sơn nguyên, chạy theo hướng đông bắc - tây nam. Vì vậy, ở sườn đông nam của dãy núi đón nhận gió biển nên gây mưa.
Bài 2. Trình bày sự phân hoá khí hậu Bắc Mĩ. Giải thích sự phân hoá đó.
Trả lời:
- Theo chiều bắc - nam. Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau : hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.
- Theo chiều kinh tuyến : lấy kinh tuyến 100° Tây làm ranh giới, thấy rất rõ sự phân hoá khí hậu. Phía tây kinh tuyến này, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Phía đông của kinh tuyến hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.
- Nguyên nhân :
+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.
+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển đã tạo ra sự phân hoá đông - tây.
Hệ thống Coóc-đi-e đồ sộ kéo dài theo hướng bắc - nam đã ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ biển vào, làm cho các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Coóc-đi-e có lượng mưa rất ít, hình thành khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Đồng thời các dãy núi cao cũng làm thay đổi nhiệt độ và lượng mưa khi lên cao.

Thảo Phương
3 tháng 1 2018 lúc 20:10

Châu Mĩ tiếp giáp với những đại dương nào? Tại sao nói châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây ?
Trả lời:
Châu Mĩ tiếp giáp với 3 đại dương lớn: Đại Tây Dương, Thái Binh Dương và Bắc Băng Dương.
Nói châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây vì các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của châu Mĩ đều thuộc bán cầu Tây.
Cho biết ý nghĩa kinh tế của kênh đào Pa-na-ma.
Trả lời:
Kênh đào Pa-na-ma đã rút ngắn con đường đi biển từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương. Nhờ kênh đào này mà việc giao lưu giữa các nền kinh tế vùng châu Á - Thái Bình Dương với nền kinh tế Hoa Kì. Kênh đào đã đem lại lợi ích rất lớn cho Hoa Kì, ngày nay kênh đào đã trao trả cho Pa-na-ma.

Nêu các luồng nhập cư vào châu Mĩ. Tại sao có sự khác nhau về ngôn ngữ giữa dân cư ở khu vực Bắc Mĩ với dân cư ở khu vực Trung và Nam Mĩ ?
Trả lời:
- Các luồng nhập cư vào châu Mĩ:
+ Luồng người từ Anh, Pháp, I-ta-li-a, Đức.
+ Luồng người từ Tây Ban Nha.
+ Luồng người từ Bồ Đào Nha.
- Có sự khác nhau về ngôn ngữ của dân cư Bắc Mĩ với Trung và Nam Mĩ là do lịch sử nhập cư.
+ Bắc Mĩ sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Anh.
+ Trung và Nam Mĩ, ngôn ngữ chủ yếu là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

Bài 2. Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ ?
Trả lời:
— Trước thế kỉ XV, ở châu MT chủ yếu là chủng tộc Môn-sô-lô-ít ' (người Anh-điêng và người E-xki-mô).
— Từ thế kỉ XV đến nay, ở châu Mĩ có đầy đủ các chủng tộc :
+ ơ-rô-pê-ô-ít (gồm các dân tộc từ châu Âu sang);
+ Nê-grô-ít (người da đen bị cưỡng bức từ châu Phi sang làm nô lệ);
+ Môn-gô-lô-ít (gồm người bản địa và các dân tộc ở châu Á - Trung Quốc, Nhật Bản sang);
+ Người lai (sự hoà huyết giữa các chủng tộc hình thành người lai).


Các câu hỏi tương tự
Ken Handsome
Xem chi tiết
Dream_manhutツ
Xem chi tiết
Nhật Tân
Xem chi tiết
Dream_manhutツ
Xem chi tiết
Không Có Tên
Xem chi tiết
Quỳnh Hà
Xem chi tiết
Nghi Uyên
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Như Khuê
Xem chi tiết
hồ văn hưng
Xem chi tiết