Thiên nhiên và con người ở các châu lục

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Mai Hiếu Ngọc

Các bạn giúp mình một chút, giúp đến đâu, hay đến đó nhé!thanghoa

I. Trắc nghiệm:

1) Vị trí tiếp giáp, diện tích, giới hạn châu Mỹ?

2) Đặc điểm địa hình Bắc Mỹ?

3) Khí hậu và thực vật Bắc Mỹ phân hóa ntn?

4) Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ viết tắt là?

5) Vị trí vùng công nghiệp mới của Hoa Kỳ. Các ngành kinh tế là?

6) Diện tích rừng Amazon? Vấn đề bảo vệ rừng?

II. Tự luận:

1) Nêu khái quát dân cư, chủng tộc châu Mỹ.

2) So sánh cấu trúc địa hình của Bắc và Nam Mỹ.

3) Các chế độ sở hữu ruộng đất? Giải thích sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất ở các nước khu vực Trung và Nam Mỹ.

4) Các ngành kinh tế Trung và Nam Mỹ?

5) Sự phân hóa của thảm thực vật ở sườn Đông và Tây của dãy An-đét? Giải thích nguyên nhân.

Bài tập Địa lý

Trương Hồng Hạnh
6 tháng 3 2017 lúc 22:18

Tự luận:

1/ Đại bộ phận dân cư châu Mĩ có gốc là người nhập cư nên châu Mĩ có thành phần chủng tộc đa dạng: người Anh-điêng; người Ex-ki-mô; Người gốc Âu; người da đen Châu Phi

2/ Đều chia làm ba khu vực: phía tây là dãy núi trẻ, giữa là đồng bằng; phía đông là sơn nguyên, cao nguyên

-Bắc Mĩ: Phía tây là hệ thống Cooc-đi-e

Nam Mĩ: Phía Tây là dãy núi trẻ An-đet

-Bắc Mĩ: giữa là đồng bằng rộng lớn hình lòng máng

Nam Mĩ: giữa là 1 chuỗi các đồng bằng

-Bắc Mĩ: phía Đông là miền núi già A-pa-lat và cao nguyên

Nam Mĩ: phía Đông là sơn nguyên Guy-an và sơn nguyên Bra-xin

Mai mk làm tiếp :)

Phạm Hồng Trà
6 tháng 3 2017 lúc 22:21

Châu Mĩ rộng 42 triệu km2, nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây.

Khu vực Bắc Mĩ được chia thành 3 khu vựa địa hình:

+Hệ thống cooc-đi-e ở phía Tây.

+Miền đồng Bằng ở giữa.

+Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông.

Khí hậu Bắc Mĩ phân hóa theo chiều bắc-nam và theo chiều đông- tây. Bắc Mĩ nằm trên các vành đai khí hậu hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.

Hiệp định mậu dịch tự do viết tắt là NAFTA.

Vùng công nghiệp mới của Hoa Kì là ''Vành đai Mặt Trời''. Các nghành kinh tế chủ yếu là phát triển công nghiệp.

Diện tích rừng A-ma-dôn rộng khoảng 7 triệu km2. Vì việc khai thác rừng A-ma-dôn quá mức dẫn đến việc làm cho môi trường bị hủy hoại dần.

Do lịch sử nhập cư lâu dài, châu Mĩ có thành phần chủng tộc đa dạng: Môn-gô-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it, Nê-groo-it và người lai.

Nhìn chung địa hình Bắc mĩ và nam mĩ đều giống nhau. Tuy nhiên vẫn có sự khác nhau giữa quy mô, diện tích.

Mình làm đến đây thôi nha! hehe

Trương Hồng Hạnh
6 tháng 3 2017 lúc 22:30

3/ Các chế độ sở hữu điền trang là:

đại điền trang thuộc sở hữu của đại điền chủ

tiểu điền trang thuộc sở hữu của nông dân

-Vì đại điền chủ chiếm chưa đến 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích đất đai canh tác trong khi một bộ phận lớn nông dân không có ruộng phải đi làm thuê

=> Bất hợp lí

4/ -Các nghành công nghiệp chủ yếu: khai thác khoáng sản, sơ chế nông sản, chế biến thực phẩm để xuất khẩu

-Trồng trọt: mỗi quốc gia trồng một vài cây công nghiệp để xuất khẩu

-Chăn nuôi: một số nước chăn nuôi gia súc theo quy mô lớn: Bra-xin; Ac-hen-ti-na; U-ru-goay; Pa-ra-goay

5/ -Sườn đông mưa nhiều do chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch từ biển thổi vào, rừng nhiệt đới phát triển ở độ cao 0-1000 m

-Sườn Tây ít mưa vì chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê-ru làm không khí từ biển vào bị mất hơi nước, biến tính trở nên khô nên thực vật nửa hoang mạc phát triển ở độ cao 0-1000 m

Bình Trần Thị
6 tháng 3 2017 lúc 23:02

1.

– Trước thế kỉ XVI, có người Ex-ki-mô và người Anh-điêng thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-ít sinh sống
– Do lịch sử nhập cư lâu dài, Châu Mĩ có thành phần chủng tộc đa dạng: Môn-gô-lô-ít, Ơ-rô-pê-ô-ít , Nê-grô-ít, Các chủng tộc ở Châu Mĩ đã hoà huyết, tạo nên các thành phần người lai.

Bình Trần Thị
6 tháng 3 2017 lúc 23:04

2.- Điểm tương tự: cấu trúc của địa hình (phía tây là hệ thống núi An-đét, đồng bằng ở trung tâm, phía đông là cao nguyên).

- Điểm khác nhau:

+ Bắc Mĩ có núi già A-pa-lat ở phía đông, trong khi ở Nam Mĩ là các cao nguyên.

+ Hệ thống Coóc-đi-e của Bắc Mĩ là hệ thống núi và sơn nguyên chiếm gần một nửa lục địa Bắc Mĩ. Trong khi đó, ở Nam Mĩ, hệ thống An-đét cao đồ sộ hơn, nhưng chiếm một tỉ lệ diện tích không đáng kể so với hệ thống Coóc-đi-e ở Bắc Mĩ.

+ Đồng bằng trung tâm Bắc Mĩ là đồng bằng cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.

+ Đồng bằng trung tâm Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau, từ đồng bằng Ồ-ri-nô-cô đến đồng bằng A-ma-dôn và đồng bằng Pam-pa. Tất cả đều là đồng bằng thấp, chỉ trừ phía nam đồng bằng Pam-pa cao lên thành một cao nguyên.

Bình Trần Thị
6 tháng 3 2017 lúc 23:08

3.- 2 hình thức sở hữu phổ biến : đại điền trang tiểu điền trang

Chế độ sở hữu ruộng đất của trung và Nam Mỹ rất bất hợp lý:
- Các đại điền chủ chỉ chiếm 5% dân số, nhưng lại sở hữu trên 60% diện tích đất
canh tác, chuyên trồng các loại cây công nghiệpđể phục vụ yêu cầu xuất khẩu.
-Tuyệt đại bộ phận nông dân lại không có đất canh tác. Đất của nông dân có quy mô nhỏ,đất xấu dùng để trồng lương thực phục vụ nhu cầu trong nước, vì vậy phần lớn các nước đều thiếu lương thực

Bình Trần Thị
6 tháng 3 2017 lúc 23:11

5.Các đai thực vật theo chiều cao ở sườn tây An-đét

+ 0 - 1000m: thực vật nửa hoang mạc.

+ 1.000 - 2.000m: cây bụi xương rồng.

+ 2.000 - 3.000m: đồng cỏ cây bụi.

+ 3.000 - 5.000m: đồng cỏ núi cao.

+ trên 5.000m: băng tuyết vĩnh cửu.

Các đai thực vật theo chiều cao ở sườn đông An-đét

+ 0 - 1000m: rừng nhiệt đới.

+ 1.000 — 1.300m: rừng lá rộng.

+ 1.000 — 3.000m: rừng lá kim.

+ 3.000 - 4.000m: đồng cỏ.

+ 4.000 - 5.000m: đồng cỏ núi cao.

+ trên 5.000m: băng tuyết vĩnh cửu.

giải thích :

- Từ độ cao từ 0m đến 1000m, sườn tây An-đét là thực vật nửa hoang mạc, vì: do tác động của dòng biển lạnh Pê-ru, dẫn đến sườn tây An-đét mưa ít, khí hậu khô.

- Từ độ cao từ 0m đến 1000m, sườn đông An-đét có rừng nhiệt đới, vì: sườn đông chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch từ biển thổi vào, nên mưa nhiều.



Các câu hỏi tương tự
Lamimari Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Thư
Xem chi tiết
Đinh Quỳnh Hương Giang
Xem chi tiết
Minh Đức
Xem chi tiết
Diêu Ngô
Xem chi tiết
Miko
Xem chi tiết
Lê Thị Hà Trang
Xem chi tiết
Hồ Thanh Quỳnh
Xem chi tiết
Hân Nguyễn
Xem chi tiết