Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Teresa Mai

Các bạn có thể trả lời giúp mk về nội dung của hai văn bản: "Lượm" và "Đêm nay Bác không ngủ" ko?

Bạn nào có thể giúp mk tóm tắt hai văn bản này ko?

thank nhiều <3 vui

Não cá vàng
27 tháng 3 2017 lúc 21:27

Bài thơ ca ngợi một em bé tham gia kháng chiến, say mê làm liên lạc, trước khó khăn hiểm nguy em vẫn hồn nhiên vui vẻ.

Em đã anh dũng hi sinh trên cánh đồng lúa khi đang mang thư thượng khẩn ra mặt trận. Bài thơ đọng lại trong lòng người đọc tình cảm thương yêu, cảm phục đốì với em Lượm.

Có hai trường hợp câu thơ 4 chữ cố sự cấu tạo đặc biệt: “Ra thế, Lượm ơi!” được ngắt ra làm hai. Cách cấu tạo này có tác dụng nhấn mạnh, làm cho người đọc suy nghĩ về sự ra đi của Lượm.

Cuối bài, hai khổ thơ như nhắc lại hình ảnh vui tươi hồn nhiên của Lượm ở hai khổ thơ đầu, nhằm tái hiện trong lòng người đọc một chú bé Lượm còn sông mãi.

Ghi nhớ: Lượm – một con người nhỏ bé – đã hi sinh nhưng cái chết của em có ý nghĩa to lớn biết bao! Bài thơ có sức truyền cảm mạnh mẽ, làm xúc động lòng người bởi tinh thần yêu nước, say mê kháng chiến của một em bé liên lạc ở cái tuổi còn trẻ măng, hồn nhiên, vui vẻ như con chim chích nhảy trên đường vàng.

Hình ảnh Lượm ngã xuống trên đồng lúa khi trên tay vẫn nắm chặt bông lúa cho thấy Lượm nói riêng và con người nói chung vẫn mãi sống với quê hương.

RÈN Kĩ NĂNG ĐỌC – HlỂU VĂN BẢN (trả lời câu hỏi SGK)

1./ Bài thơ kể và tả về Lượm qua những sự việc nào, bằng lời của ai? Tìm bô cục của bài thơ.

Lượm là bài thơ kể và tả về chú bé Lượm qua những sự việc em làm liên lạc trong chiến đấu, bằng lời nói hồi tưởng của nhà thơ Tố Hữu.

Bài thơ có thể chia làm ba đoạn:

5 khổ thơ đầu tiên tả sinh động, khái quát về nhân vật Lượm (trang phục, dáng điệu, cử chỉ, lời nói) và cuộc gặp gỡ tình cờ giữa hai chú cháu. 6 khổ thơ tiếp theo, nhà thơ kể được tin Lượm đi làm liên lạc çho mặt trận, đã hi sinh oanh liệt. 2 khổ thơ cuối như điệp khúc nhắc lại hình ảnh Lượm ở hai khổ thơ đầu. Hình ảnh Lượm sống mãi trong niềm tiếc thương của tác giả.

2./ Hình ảnh Lượm trong đoạn thơ (từ khổ thứ hai đến khổ thứ năm) dã được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của người kể?

Trang phục: cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch.

Trang phục giống như trang phục vệ quốc đoàn thời kì kháng chiến chống Pháp, thể hiện tư thế hiên ngang, hoạt bát.

Dáng điệu: cái chân thoăn thoắt, cái đầu nghênh nghênh.

Lượm còn nhỏ tuổi, có dáng vẻ hiếu động nhưng tháo vát, can đảm.

Cử chỉ: như con chim chích, mồm huýt sáo vang

Nhanh nhẹn, hồn nhiên, yêu đời.

Lời nói: Cháu đi liên lạc… ở đồn Mang Cá, thích hơn ở nhà.

Tự nhiên, thật thà.

Đoạn thơ dùng thể thơ bốn tiếng có nhiều từ láy float choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh), thể hiện hình ảnh một chú bé vui tươi, say mê công tác, không sợ hi sinh làm cho người đọc rất yêu mến.

3./ Hình dung, miêu tả chuyến di và sự hi sinh của Lượm? Hình ảnh Lượm?

Chuyến liên lạc cuối cùng đã diễn tả trong hoàn cảnh Lượm mang thư “thượng khẩn” vụt qua mặt trận và bị trúng đạn hi sinh.

Bỗng lòe chớp đỏ,

Thôi rồi, Lượm ơi!

Tác giả miêu tả sự hi sinh ấy bằng một câu hỏi vừa đau xót, vừa ngỡ ngàng, không muốn tin rằng Lượm không còn nữa: Lượm ơi, còn không?

Người đọc sẽ nghiêng mình thương tiếc trước sự hi sinh dũng cảm của Lượm. Hình ảnh ấy còn sông mãi với quê hương đất nước.

4./ Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau. Ý nghĩa, tác dụng của nó trong việc biểu hiện cảm xúc của tác giả?

“Cháu”, “chú bé loắt choắt” – tác giả miêu tả một em bé “loắt choắt” hoạt bát, tinh nhanh. “Ca lô đội lệch, như con chim chích, nhảy trên đường vàng” – Tác giả coi chú bé như một vệ quốc quân thời chông Pháp; câu thơ đặc tả cái vui tươi, hồn nhiên của người chiến binh nhỏ tuổi. “Lượm ơi, chú đồng chí nhỏ”: Nhà thơ coi chú bé là đồng chí với mình, tình chú cháu được thay thế bằng tình đồng chí.

5./ Câu thơ “Lượm ơi, còn không?” đặt gần cuốĩ bài thơ như một câu hỏi dầy đau xót. Tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu nhằm mục đích gì?

Trong bài có những câu thơ được cấu tạo đặc biệt để tách ra, có ý nghĩa, tác dụng trong việc biểu hiện cảm xúc của tác giả.

Câu thơ như gãy đôi đặc tả nỗi đau khi biết tin Lượm đã hi sinh:,

Ra thế, Lượm ơi!: Câu thơ ngắt làm hai diễn tả, bày tỏ một thái độ, tình cảm đau xót, ngỡ ngàng.

Lượm ơi, còn không?: Nhà thơ gọi đồng chí nhỏ để tỏ thái độ vừa tiếc thương vừa tôn kính. Một câu hỏi không phải để trả lời nhưng là một câu hỏi tu từ nói lên tấm lòng của nhà thơ đối với người đồng chí nhỏ.

Tiếp sau đó là hai khổ thơ tái hiện lại hình ảnh Lượm nhanh nhẹn, vui tươi, hồn nhiên để khẳng định Lượm vẫn còn sông mãi trong lòng nhà thơ và còn mãi với quê hương, đất nước.

HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1./ Học thuộc lòng đoạn thơ theo yêu cầu của SGK

2./ Đoạn văn miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm

Như mọi lần Lượm nhận bức thư thượng khẩn và không chần chừ, cậu liền ra đi dù trên mặt trận cuộc chiến đang diễn ra, đạn bay vèo vèo…

Lượm phải vượt qua một cánh đồng lúa đang chín. Bỗng một tia chớp lóe lên, Lượm đã bị trúng đạn, ngã xuống giữa đồng, dường như trên môi vẫn đọng lại nụ cười thanh thản.

Lượm đã hi sinh, nằm trên thảm lúa vàng, hai tay nắm chặt mấy bông lúa đang chín, hương lúa còn bay ngào ngạt quanh thân mình. Hình ảnh hi sinh anh dũng ấy còn mãi trong lòng chúng ta..

Não cá vàng
27 tháng 3 2017 lúc 21:32

Gồm 3 phần:

- Phần 1 (từ đầu đến "Lấy sức đâu mà đi"): Tình cảm của anh đội viên lần tức dậy thứ nhất.

- Phần 2 (tiếp đến "cùng Bác"): Tâm trạng của anh đội viên lần thứ ba

- Phần 3 (còn lại): Hình tượng Bác Hồ

Câu 1:

Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kể lại câu chuyện một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường Người đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và cảm nghĩ của người chiến sĩ về Bác.

Tóm tắt:

Trong một đêm khuya, để chuẩn bị cho chiến dịch ngày mai, Bác Hồ ở cùng lán với bộ đội trong rừng. Bên bếp lửa, Bác không ngủ vì thương đoàn dân công giờ này còn phải chịu rét mướt khổ sở ngoài rừng sâu mưa đêm rả rích. Bác không ngủ nên Bác đi lại săn sóc giấc ngủ cho những người bộ độ để sáng hôm sau hành quân đi vào các trận đánh với quân thù.

Câu 2:

Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh (đội viên) chiến sĩ. Anh vừa là người chứng kiến một đêm không ngủ của Bác, vừa trực tiếp được đối thoại với Bác cho nên câu chuyện được kể lại một cách tự nhiên, sinh động; đồng thời giúp cho hình tượng trung tâm của bài thơ là Bác Hồ được phản ánh vừa chân thực vừa khách quan.

Câu 3:

Hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ. Mỗi lần tâm trạng và cảm nghĩ của anh đối với Bác có những điểm khác nhau:

Soạn bài: Đêm nay Bác không ngủ | Soạn văn lớp 6

Nhà thơ không kể lần thứ hai thức dậy là để khoảng trống cho người đọc tự suy nghĩ có điều ấy. Có lẽ lần thứ nhất anh đội viên bày tỏ tình cảm bồng bột; lần thứ hai suy nghĩ sâu sắc về việc Bác không ngủ, lần thứ ba không kìm nén được tình cảm, anh bộc lộ cái hốt hoảng giật mình bằng cách nằng nặc mời Bác ngủ. Qua đây mà hình ảnh và tấm lòng của Bác được khắc họa thật sâu đậm.

Câu 4: Trong đoạn kết bài thơ, tác giả viết:

... Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh.

Trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh… hai canh… lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành…"; rồi giữa rừng Việt Bắc chiến dịch Thu – Đông 1947, Bác từng: "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ. Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Bởi vậy, việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Câu 5: Bài thơ được làm theo thể thơ ngụ ngôn:

– Mỗi dòng thơ có năm tiếng; mỗi khổ có bốn dòng thơ.

– Cách gieo vần giữa các dòng trong một khổ thơ: chữ cuối câu thứ hai và chữ cuối câu thứ ba vần liền với nhau.

– Chữ cuối của dòng cuối mỗi khổ vần với chữ cuối của dòng đầu của khổ tiếp theo.

- Đây là lối thơ của vè, hát giặm, rất thích hợp cho việc kể chuyện.

Câu 6: Trong bài thơ, từ láy được sử dụng như một yếu tố nghệ thuật nổi bật, đem đến cho bài thơ một vẻ đặc sắc riêng:

– Từ láy có tác dụng miêu tả tạo hình: trầm ngâm, xơ xác, đinh ninh, lồng lộng, …

– Từ láy làm tăng giá trị biểu cảm: mơ màng, thầm thì, bồn chòn, hốt hoảng, nằng nặc, …

III. LUYỆN TẬP

Đây là một bài kể chuyện sáng tạo, ngoài việc cần phải duy trì ngôi kể (người kể đóng vai người chiến sĩ), còn cần phải nghĩ ra những sự việc, chi tiết cho bài kể ấy. Có thể nêu những chi tiết như:

– Lí do nhân vật tôi (người chiến sĩ) được tham gia chiến dịch cùng với Bác.

– Đêm ấy anh đã được nói chuyện với Bác khi: vừa mới thức giấc, vừa mới đi tuần tra về,…

– Bác đã nói với anh về điều gì? (hoặc anh đã được chứng kiến Bác quan tâm đến những chiến sĩ khác ra sao?).

– Cảm nhận của anh về con người của Bác.


Các câu hỏi tương tự
Miyaki Vũ
Xem chi tiết
Teresa Mai
Xem chi tiết
tiểu thư họ nguyễn
Xem chi tiết
Teresa Mai
Xem chi tiết
Frɾund
Xem chi tiết
Chó Doppy
Xem chi tiết
tiểu thư họ nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Quỳnh
Xem chi tiết
Kuroi Hikage
Xem chi tiết