Anh (Chị) hiểu thế nào là “ngông”? Cái “ngông” trong văn chương thường bộc lộ một thái độ sống như thế nào? (Có thể dẫn chứng qua những tác phẩm đã học). Cái “ngông” của thi sĩ Tản Đà trong bài thơ này biểu hiện ở những điểm nào và có thể giải thích ra sao?
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong bài thơ lại có một đoạn rất hiện thực. Đó là đoạn thơ nào? Tìm hiểu ý nghĩa đoạn thơ đó. Theo anh(chị), hai nguồn cảm hứng này ở thi sĩ Tản Đà có mối liên hệ với nhau như thế nào?
Bài Hầu Trời có ý tưởng gì hoặc câu thơ nào làm cho anh (Chị) thích thú nhất?
Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm xúc của mình.
Tác giả đã kể lại chuyện đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe như thế nào? (Thái độ của tác giả, của chư tiên và những lời khen của Trời).Qua đoạn thơ đó, anh (chị) cảm nhận được những điều gì về cá tính nhà thơ và niềm khao khát chân thành của thi sĩ? Nhận xét về giọng kể của tác giả.
Anh (chị) hãy phân tích khổ thơ đầu. Cách vào đề của bài thơ gợi cho người đọc cảm giác như thế nào về câu chuyện mà tác giả sắp kể?
Về mặt nghệ thuật, bài thơ này có gì mới và hay? (Chú ý các mặt :Thể loại, ngôn từ, cách biểu hiện cảm xúc, hư cấu nghệ thuật…)