Người ta nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, nhưng đối với căn bệnh lao phổi, để phòng bệnh an toàn và triệt để quả là khó khăn. Bệnh lao phổi có thể lây lan qua rất nhiều đường, phổ biến nhất là một số con đường sau đây:
Đường hô hấpĐây có lẽ là con đường nhanh nhất và gần nhất để đưa căn bệnh lao phổi truyền từ người sang người. Vô cùng đơn giản, chỉ cần bạn tiếp xúc với bệnh nhân lao phổi, trò chuyện, cười đùa và vui chơi cùng họ là cũng có nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập. Quan trọng nhất là khi người bệnh khạc, nhổ, ho và hắt hơi, các vi khuẩn lao sẽ nhanh chóng chui vào cơ thể người đối diện và hình thành bệnh.
Bệnh lao phổi lây qua đường hô hấp
Đường sinh hoạtNếu bạn ở chung một nhà cùng người mắc bệnh lao phổi, ăn chung bữa và dùng chung đồ dùng sinh hoạt, hãy đến cơ sở y tế kiểm tra ngay vì có thể bạn đã bị lây bệnh mất rồi. Bạn cần chú ý, tuyệt đối không dùng chung các đồ dùng sinh hoạt, ăn cơm chung cùng người bệnh lao. Vì khi ấy, các vi khuẩn sẽ dễ dàng thâm nhập và làm ổ gây bệnh khi gặp điều kiện thích hợp.
Đường cọ xátNgoài những con đường lây lan khá gần gũi, bệnh lao phổi cũng có thể lây qua các vết thương, vết trầy xước khi cọ xát nên bạn cần chú ý tuyệt đối khi tiếp xúc với người bệnh.
Truyền từ mẹ sang conKhi người mẹ mắc bệnh lao phổi có thể dễ dàng truyền cho thai nhi, tuy nhiên con đường này không phải 100% đều xảy ra nên bạn cần thực hiện theo đúng chỉ thị của bác sĩ điều trị để tránh lây lan từ mẹ sang con một cách tối ưu nhất.
Trên đây là những thông tin để giải đáp cho câu hỏi bệnh lao phổi có lây không của đông đảo các bệnh nhân hiện nay. Hy vọng bạn sẽ hiểu thêm và có những biện pháp phòng chống lây lan hiệu quả để bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và gia đình.