4. Ảnh và các tính chất
- Nhận biết gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm
- Các tính chất chất của ảnh tạo bởi 3 loại gương trên
- 2 cách vẽ ảnh của 1 điểm S tạo bởi gương phẳng
5. Nội dung khác
- So sánh vùng nhìn thấy của gương phẳng và gương cầu lồi.
- Tính chất biến đổi chùm sáng ( song song <=> hội tu ) của gương cầu lõm
nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng và ứng dụng của mỗi loại gương trong thực tế
cho một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng cách gương 3 cm .vẽ ảnh của điểm sáng S tạo bởi gương phẳng theo 2 cách :
a.áp dụng tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng
b. áp dụng định luật phản xạ ánh sáng
c. ảnh cách gương bao nhiêu cm?
+)Nêu cách vẽ tia phản xạ khi biết tia tới
+)Tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lồi.Nêu ứng dụng
+)Tính chất ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm
Chùm song song tới gương cho chùm phản xạ thế nào
Chùm tia tới phân kỳ tới gương cho chùm phản xạ thế nào?
Một viên pin lần lượt đặt trước 3 chiếc gương: gương phẳng, gương cầu lồi và sát gương cầu lõm. Ảnh của viên pin tạo bởi 3 chiếc gương có tính chất gì giống nhau?
A.Đều là ảnh thật. B.Lúc đầu là ảnh thật, sau đó là ảnh ảo.
C.Đều là ảnh ảo. D.Lúc đầu là ảnh ảo, sau đó là ảnh thật.
Cho điểm sáng S trước gương phẳng, cách gương một khoảng 40cm. Ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng nằm cách gương một khoảng là
A.80cm
B.60cm
C.40cm
D.20cm
Câu nào dưới đây là đúng khi nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi?
A.Không hứng được trên màn, nhỏ hơn vật
B.Hứng được trên màn, nhỏ hơn vật
C.Hứng được trên màn, bằng vật
D.Không hứng được trên màn, bằng vật
Theo định luật phản xạ ánh sáng thì góc tạo bởi tia phản xạ và pháp tuyến của gương tại điểm tới có đặc điểm:
A.Là góc vuông
B.Bằng góc tới
C.Bằng góc tạo bởi tia tới và mặt gương
D.Bằng góc tạo bởi tia phản xạ và mặt gương
Điểm sáng S đặt trước gương phẳng. Nếu muốn dịch chuyển S mà khoảng cách giữa ảnh S’ và S vẫn không thay đổi thì :
A.Phải dịch chuyển S theo phương vuông góc với gương
B.Phải dịch chuyển S theo phương song song với gương
C.Phải dịch chuyển S theo phương hợp với gương 1góc 45o
D.Có thể dịch chuyển S theo phương bất kỳ
Qua gương phẳng khi nào ta thu được ảnh của một vật hình mũi tên song song và cùng chiều với vật ?
A.Vật đặt song song với gương
B.Vật đặt vuông góc với gương
C.Vật đặt gần gương
D.Vật đặt xa gương
Hiện tượng ánh sáng khi gặp mặt gương phẳng bị hắt lại theo một hướng xác định là hiện tượng:
A.Tán xạ ánh sáng
B.Nhiễu xạ ánh sáng
C.Khúc xạ ánh sáng
D.Phản xạ ánh sáng
Một vật nằm trên mặt bàn nằm ngang. Đặt một gương phẳng nghiêng 45o so với mặt bàn. Hỏi ảnh của vật nằm theo phương nào ?
A.Nằm theo phương nghiêng 45o so với mặt bàn
B.Nằm theo phương nghiêng 75o so với mặt bàn
C.Nằm theo phương nằm ngang
D.Theo phương thẳng đứng
Vật không phải nguồn sáng là:
A.Bóng đèn điện đang sáng
B.Bóng đèn điện
C.Ngọn nến đang cháy
D.Con đom đóm lập lòe sáng
Người ta dùng gương cầu lồi làm gương chiếu hậu trên xe ô tô mà không dùng gương phẳng. Vì:
A.Ảnh nhìn thấy trong gương rõ hơn
B.Ảnh nhìn thấy trong gương lớn hơn.
C.Vùng nhìn thấy của gương rộng hơn gương phẳng có cùng kích thước
D.Vùng nhìn thấy sáng rõ hơn
Góc phản xạ là góc hợp bởi:
A.Tia tới và pháp tuyến
B.Tia phản xạ và pháp tuyến với gương tại điểm tới
C.Tia phản xạ và mặt gương
D.Tia phản xạ và tia tới
Cho một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng, cách gương 3cm a) Hãy vẽ ảnh của S tạo bởi gương theo 2 cách áp dụng tính chất ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng và áp dụng định luật phản xạ ánh sáng b) ảnh vẽ theo 2 cách trên có trùng nhau không?
Nêu tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm
nêu tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng?giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng.