Bài 19

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
summer time

BÀI TẬP 1: Cho đoạn văn sau:

      “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này trồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,...lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.”

 a.Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Thuộc tác phẩm nào?  Của ai?

  b. Nêu nội dung của đoạn văn trên bằng một câu văn ngắn gọn.

  c. Chỉ ra câu văn có sử dụng nghệ thuật so sánh trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của biện pháp so sánh đó.

  d. Hãy viết một chuỗi khoảng 10 câu trình bày suy nghĩ của em sau khi học xong văn bản “Sông nước Cà Mau.” Trong đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh.( gạch chân dưới bp tu từ đó )

BÀI TẬP 2: Tìm phép so sánh trong các câu sau:

a.“Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tấ cả đêu lóng lánh, lung linh trong nắng.                                                 (Vũ Tú Nam)

b.“Con sông Đà tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn khói núi người Mèo đốt nương xuân.”

                                                                          (Nguyễn Tuân)

c.Mùa xuân nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về.”

                                                                              (Nguyễn Tuân)

d.Bảy năm dằng dặc hơn hai ngàn ngày đêm, dài như một phần lịch sử.

                                                                                    (Ma Văn Kháng)

BTVN 3:  Hãy trình bày tác dụng của biện pháp so sánh trong câu sau bằng một đoạn văn khoảng 8 câu:

        “Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Phong Thần
10 tháng 2 2021 lúc 20:21

Câu 3:

 "Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra "

Câu ca dao trên đã đưa ra những hình ảnh so sánh kì vĩ, vĩnh hằng để so sánh với công lao to lớn của cha mẹ và chỉ có những hình ảnh ấy (núi Thái Sơn, nước trong nguồn) mới diễn tả nổi. Núi Thái Sơn là ngọn núi cao nổi tiếng ở Trung Quốc, tượng trưng cho những điều lớn lao, vĩ đại trong cuộc đời, vậy nên khi so sánh Công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muốn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái. Còn hình ảnh nước trong nguồn chảy ra được dùng để khẳng định tình yêu thương vô hạn của người mẹ. Đi sâu tìm hiểu bài ca dao, chúng ta sẽ ngạc nhiên trước chi tiết tinh tế, sâu sắc này khi nhà thơ dân gian xưa đã nắm vững đặc điểm tâm lí, cách biểu hiện tình cảm của cha mẹ và sự cảm nhận của các con, trên cơ sở đó mà chọn chữ và hình ảnh so sánh cho thích hợp. Vì thế chữ công hướng về phía cha, chữ nghĩa hướng về phía mẹ - hai hình ảnh tương phản là núi và nước phản ánh đúng vai trò và vị trí của cha và mẹ đối với con cái và đều là những hình ảnh tượng trưng cho sự lớn lao, vô tận. Trước hết, cha mẹ có công sinh thành, không có cha mẹ thì không thể có con cái. Bất cứ một anh hùng hay một vĩ nhân nào cũng đều được sinh ra từ cha mẹ của mình. Cha mẹ đã chia sẻ một phần máu thịt để cho con cái có mặt trên đời, cha mẹ đã ban tặng cho con cái sự sống. Đó là điều vô cùng thiêng liêng

 

Phong Thần
10 tháng 2 2021 lúc 20:28

BÀI TẬP 2: Tìm phép so sánh trong các câu sau:

a.“Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ./  Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi./ Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đêu lóng lánh, lung linh trong nắng.                                                 (Vũ Tú Nam)

b.“Con sông Đà tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn khói núi người Mèo đốt nương xuân.”

                                                                          (Nguyễn Tuân)

c.Mùa xuân nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về.”

                                                                              (Nguyễn Tuân)

d.Bảy năm dằng dặc hơn hai ngàn ngày đêm,/ dài như một phần lịch sử.

                                                                                    (Ma Văn Kháng)

Phong Thần
10 tháng 2 2021 lúc 20:39

1.

a)Đoạn văn trên trích trong văn bản "Sông nước Cà Mau".Tác phẩm. "Sông nước Cà Mau" là một đoạn trích trong chương XVIII truyện "Đất rừng phương Nam".Tác giả là Đoàn Giỏi.

b) Nội dung là miêu tả dòng sông Năm Căn và xung quanh dòng sông ấy. 

 


Các câu hỏi tương tự
mineoops
Xem chi tiết
mineoops
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Ngân Kim
Xem chi tiết
châu hồng mỹ tiên
Xem chi tiết
Chung Diem Ngoc Ha
Xem chi tiết
Dung Tiến
Xem chi tiết
CAO THANH MINH
Xem chi tiết