CHƯƠNG IV: OXI - KHÔNG KHÍ

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoàng Nguyễn Huy

Bài 6: Tính khối lượng oxi điều chế được khi nung nóng: 0,5 mol KClO3; 0,5 mol KNO3; 2,45 gam KClO3 ; 24,5 kg KNO3

Bài 7: Nung nóng Kali nitrat (KNO3) tạo thành Kali nitrit (KNO2) và oxi.

a. Viết PTHH biểu diễn sự phân huỷ

b. Tính lượng KNO3 cần dùng để điều chế được 1,68 lít khí oxi ( đkc). Biết hiệu suất phản ứng là 85%

Bài 8: Tính khối lượng KClO3 cần thiết để điều chế một lượng oxi đủ để đốt cháy hết:

a. Hỗn hợp 0,5 mol CH4 và 0,25mol H2

b. Hỗn hợp 6,75 gam bột nhôm và9,75 gam bột kẽm

Bài 9:

a. Tính toán để biết trong các chất sau chất nào giàu oxi hơn: KMnO4 ;KClO3; KNO3

b. So sánh số mol khí oxi điều chế được bằng sự phân huỷ cùng số mol của mỗi chất nói trên.

c. Có nhận xét gì về sự so sánh kết quả của câu a và câu b

Bài 10: Vì sao sự cháy của một vật trong không khí xảy ra chậm hơn và tạo ra nhiệt độ thấp hơn so với sự cháy của vật đó trong khí oxi?

Bài 11: Điền vào chỗ trống

a. ………là PUHH trong đó có một chất mới được tạo thành từ 2 hay nhiều chất ban đầu/

b. ……….là PUHH có sinh nhiệt trong quá trình xảy ra.

c. ……….là PUHH trong đó từ một chất sinh ra nhiều chất mới

d. ……….là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng

e. ……….là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng

Đối với mỗi câu trên hãy đưa ra một PTHH để minh hoạ

Bài 12:Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng và theo thể tích của các khí có trong hỗn hợp sau:

a. 3lít khí CO2 , 1 lít O2 và 6 lít khí N2

b. 4,4 gam khí CO2 ; 16 gam khí oxi và 4 gam khí hiđro

c. 3 mol khí CO­2 , 5 mol khí oxi và 2 mol khí CO

Các thể tích khí đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.


Các câu hỏi tương tự
Hồ Ngọc Tuệ Nhi
Xem chi tiết
tthnew
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hằng
Xem chi tiết
Kiều Hữu An
Xem chi tiết
thiện nhân
Xem chi tiết
Huy Dang
Xem chi tiết
Chan Chan
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Quỳnh Oanh
Xem chi tiết
Nguyễn Cao Long
Xem chi tiết