Bài 6: Đơn chất và hợp chất - Phân tử

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đặng Hà Phương

Bài 2 : Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các lọ hóa chất bị mất nhãn gồm : CaO , P2O5 , MgO , Na2O đều là chất bột màu trắng

Bài 3 : Đốt cháy hoàn toàn 4,48l H2 trong 3,36l O2 . Ngưng tụ sản phẩm thu được chất lỏng A và khí B . Cho toàn bộ khí B phản ứng hết với 5,6g Fe thu được hỗn hợp chất rắn C . Hòa tan toàn bộ chất rắn C vào dung dịch chứa 14,6g HCL thu được dung dịch D và E .

Xác định các chất có trong A,B,C,D,E .Tính khối lượng mỗi chất có trong A , C và số mol các chất có trong dung dịch D ( các khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn)

Gia Hân Ngô
13 tháng 2 2018 lúc 21:50

Bài 3:

nH2 = \(\dfrac{4,48}{22,4}=0,2\) mol

nO2 = \(\dfrac{3,36}{22,4}=0,15\) mol

Pt: 2H2 + O2 --to--> 2H2O

0,2 mol-> 0,1 mol-> 0,2 mol

Xét tỉ lệ mol giữa H2 và O2:

\(\dfrac{0,2}{2}< \dfrac{0,15}{1}\)

Vậy O2

=> A gồm: H2O

.....B gồm: O2

mH2O = 0,2 . 18 = 3,6 (g)

nO2 dư = 0,15 - 0,1 = 0,05 mol

nFe = \(\dfrac{5,6}{56}=0,1\) mol

Pt: 3Fe + 2O2 --to--> Fe3O4

..0,075<-0,05------> 0,025

Xét tỉ lệ mol giữa Fe và O2

\(\dfrac{0,1}{3}>\dfrac{0,05}{2}\)

Vậy Fe dư

=> Chất rắn C gồm: Fe3O4 và Fe dư

nFe dư = 0,1 - 0,075 = 0,025 mol

mFe dư = (0,1 - 0,075) . 56 = 1,4 (g)

mFe3O4 = 0,025 . 232 = 5,8 (g)

nHCl = \(\dfrac{14,6}{36,5}=0,4\) mol

Pt: Fe + 2HCl --> FeCl2 + H2

0,025-> 0,05---> 0,025

Xét tỉ lệ mol giữa Fe và HCl:

\(\dfrac{0,025}{1}< \dfrac{0,4}{2}\)

Vậy HCl dư

nHCl dư = 0,4 - 0,05 = 0,35 mol

=> Khí E: H2

Pt: Fe3O4 + 8HCl --> FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O

0,025-------> 0,2----> 0,025--> 0,05

Xét tỉ lệ mol giữa Fe3O4 và HCl

\(\dfrac{0,025}{1}< \dfrac{0,35}{3}\)

Vậy HCl dư

=> Dung dịch D gồm: FeCl2, FeCl3 và HCl dư

nFeCl2 = 0,025 + 0,025 = 0,05

nFeCl3= 0,05 mol

nHCl dư = 0,35 - 0,2 = 0,15 mol

Nguyễn Anh Thư
13 tháng 2 2018 lúc 20:29

2.

- Lấy mẫu thử và đánh dấu

- Cho nước vào các mẫu thử

+ Mẫu thử không tan chất ban đầu là MgO

+ Mẫu thử tan ta kết tủa chất ban đầu là CaO

CaO + H2O → Ca(OH)2

+ Mẫu thử tan chất ban đầu là P2O5 và Na2O (I)

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Na2O + H2O → 2NaOH

- Cho quỳ tím vào nhóm I

+ Mẫu thử làm quỳ tím hóa xanh chất ban đầu là Na2O

+ Mẫu thử làm quỳ tím hóa đỏ chất ban đầu là P2O5


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn hà ny
Xem chi tiết
Đặng Hà Phương
Xem chi tiết
haiyen
Xem chi tiết
Trggg
Xem chi tiết
mango
Xem chi tiết
Nguyễn Thư
Xem chi tiết
Nguyễn Trung Định Lê
Xem chi tiết
Le Le Le
Xem chi tiết
HCVN
Xem chi tiết