Bài 1 Hòa tan hoàn toàn 19,5 gam kim loại Kali vào 261 gam nước
a Viết phương trình phản ứng xảy ra
b Tính khối lượng KOH thu được sau phản ứng
c Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được sau phản ứng
Bài 2 viết phương trình hóa học của các cặp chất sau ghi rõ điều kiện phản ứng Nếu có
A và HCL
B cao và H2O
C H2 và O2
D H2 và CuO
Bài 3 hãy tính toán và trình bày cách pha chế để có được các dung dịch sau
A 40 gam dung dịch NaOH có nồng độ 10%
b 100 ml dung dịch NaOH có nồng độ 0,4 M từ dung dịch NaOH có trong nồng độ 2 M
Bài 4 hòa tan 13 gam kẽm Zn vào 300 gam dung dịch HCl thì vừa đủ
a viết phương trình hóa học và tính khối lượng của HCl tham gia phản ứng
B Tính nồng độ phần trăm của dung dịch muối thu được sau phản ứng
Bài 5 hòa tan kẽm Zn và 300 gam dung dịch HCl 7,3% vừa đủ
a viết phương trình hóa học và tính khối lượng của HCl tham gia phản ứng
B Tính nồng độ phần trăm của dung dịch muối thu được sau phản ứng
Bài 6 Hòa tan kẽm Zn vào 200 ml dung dịch HCl 1,5 Mvừa đủ
a viết phương trình hóa học và tính khối lượng của HCl tham gia phản ứng
B Tính nồng độ mol của dung dịch muối thu được sau phản ứng
Bài 7 hòa tan kẽm Zn và 300 gam dung dịch HCl vừa đủ thu được 6,72 lít khí hidro ở điều kiện tiêu chuẩn
a viết phương trình hóa học và tính khối lượng của HCl tham gia phản ứng
B Tính nồng độ phần trăm của dung dịch muối thu được sau phản ứng
Câu 1:
a. PTHH: 2K + 2H\(_2\)O \(\rightarrow\) 2KOH + H\(_2\)
Mol: 0,5 : 0,5 \(\rightarrow\) 0,5 : 0,25
b. Ta có: m\(_K\)= 19,5g
=> n\(_K\)= 0,5mol
Ta lại có: m\(_{H_2O}\)= 261g
=> n\(_{H_2O}\)= 14,5mol
Ta có tỉ lệ
\(\frac{n_K}{2}\)= \(\frac{0,5}{2}\)= 0,25 < \(\frac{n_{H_2O}}{2}\)= \(\frac{14,5}{2}\)= 7,25
=> K pứ hết, H\(_2\)O pứ dư
m\(_{KOH}\)= 0,5.56= 28g
c. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
m\(_{ddKOH}\)= m\(_K\)+ m\(_{H_2O}\)- m\(_{H_2}\)
<=> m\(_{ddKOH}\)= 19,5+261- 2.0,25= 280g
C%\(_{ddKOH}\)= \(\frac{28}{280}.100\%\)= 10%
Hình như mình làm sai sai nhưng dù sao cũng chúc bạn học tốt nhé >.<
Câu 7:
a. PTHH: Zn + 2HCl \(\rightarrow\)ZnCl\(_2\) + H\(_2\)
mol: 0,3 : 0,6 \(\leftarrow\) 0,3 : 0,3
Ta có: V\(_{H_2}\)= 6,72(l)
=> n\(_{H_2}\)= 0,3(mol)
m\(_{HCl}\)= 0,6. 36,5= 21,9(g)
b. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
m\(_{ddZnCl_2}\)= m\(_{Zn}\)+ m\(_{HCl}\)- m\(_{H_2}\)
<=> m\(_{ddZnCl_2}\)= 0,3.65 + 300 - 0,3. 2
<=> m\(_{ddZnCl_2}\)= 318,9(g)
C%= \(\frac{0,3.136}{318,9}.100\%\)=12,79%
Câu 3:
a. Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}C\%=10\%\\m_{ddNaOH}=40g\end{matrix}\right.\)
=> m\(_{NaOH}\)= 4(g)
m\(_{H_2O}\)= 40- 4= 36(g)
Cách pha chế:
Cân lấy 4g NaOH cho vào cốc có dung tích 100ml. Cân lấy 36g nước rồi đổ dần dần vào cốc khuấy nhẹ. Ta được 40g dd NaOH 10%
b. Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}V_{dd\left(2\right)}=100ml=0,1l\\C_{M\left(2\right)}=0,4M\end{matrix}\right.\)
=> n\(_{NaOH\left(2\right)}\)= 0,1.0,4= 0,04(mol)
V\(_{dd\left(1\right)}\)= \(\frac{0,04}{2}\)= 0,02(l)
V\(_{H_2O}\)= 0,1 - 0,02= 0,08(l)
Cách pha chế:
Đong lấy 0,02l dd NaOH 2M vào cốc có dung tích 150ml. Đong lấy 0,08l nước vào cốc trên, khuấy đều ta được 100ml dd NaOH 0,4M