Tập làm văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Linh Nguyễn

Ân tình ân nghĩa, thủy chung một lòng là nét đẹp mang tính truyền thống của đạo lí dân tộc thể hiện lối ứng xử mang vẻ nhân văn của con người Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử. Bài học đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” đã thành tục ngữ, đã hóa thân thành lời hát câu ca thám sâu vào tâm hồn hàng triệu con người Việt Nam xưa và nay.

“Uống nước” ở đây là thừa hưởng thành quả lao động của những người đi trước, thừa hưởng những gì mà họ đã bỏ bao công sức để tạo ra. “Nguồn” là nguồn cội, là nơi xuất phát, khởi đầu của dòng nước, có thể hiểu rộng ra là những thế hệ đi trước, những con người đã tạo ra “dòng nước”, tạo ra thành quả mà chúng ta được thừa hưởng ngày hôm nay. Câu tục ngữ trên chính là lời răn dạy, lời khuyên nhủ của ông cha ta đối với thế hệ đi sau – những thế hệ được thừa hưởng thành quả – rằng phải luôn nhớ đến công lao của thế hệ đi trước.

Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” là hoàn toàn đúng đắn. Lẽ thường, khi hưởng thụ một thành quả, người ta thường quên đi sự khó nhọc của những người đã làm nên thành quả ấy. Chính vì thế, người lao động xưa đã chọn thời điểm “bưng bát cơm đầy” thời điểm của sự hưởng thụ - để cất lên riếng nhắn nhủ thật thấm thía:

“Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.

Thì ra cái “dẻo thơm” của giờ phút hưởng thụ lại bắt nguồn từ những giọt mồ hôi:

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.”

Trong cuộc sống, không có thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên. Chính vì thế, trong kho tàng tục ngữ Việt Nam luôn có những lời thấm thía nhắc nhở ta về lòng biết ơn với người nghệ sĩ và công lao của những người đi trước:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”

Và:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Hoặc:

“Không thầy đố mày làm nên.”

Triết lí sống “Uống nước nhớ nguồn” đã hóa thân thành những lập tục đẹp đẽ của người Việt Nam. Chúng ta có ngày 27/7 là ngày thương binh liệt sĩ, ngày 22/12 là ngày quân đội nhân dân,… và các lễ hội như Đền Hùng, Hai Bà Trưng, Thánh Gióng,…. Triết lí sống “Uống nước nhớ nguồn" đã trở thành bản lĩnh sống, là một nét nhân cách đẹp đẽ.

Trong cuộc sống, biết ơn là một đạo lí rất quan trọng. Đó là đạo lí cao đẹp thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với lớp cha anh đi trước, những người đã cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp dựng nước, giữ nước, những người đã ngày đêm lao động miệt mài để chúng ta có thể hưởng cuộc sống ấm no đầy đủ. Câu ca dao mang ý nghĩa sâu sắc, khẳng định một lẽ sống có tình nghĩa, thủy chung, ân tình. Truyền thống biết ơn đó cần được giữ gìn và phát huy cho thế hệ trẻ ngày nay.

[Các bạn nhận xét giùm mình nha]

Phạm Ngân Hà
8 tháng 6 2017 lúc 15:02

~Hạn hán lời~


Các câu hỏi tương tự
Ki bo
Xem chi tiết
Bùi Nguyễn Minh Hảo
Xem chi tiết
Ki bo
Xem chi tiết
Ki bo
Xem chi tiết
Đinh Quỳnh Hương Giang
Xem chi tiết
Đinh Quỳnh Hương Giang
Xem chi tiết
Tran Le Hoang Yen
Xem chi tiết
Em là của anh hay của ai
Xem chi tiết
Mun Chan
Xem chi tiết