Bài 10. Lực đẩy Ác-si-mét

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Hoàng Yến

A.Lý thuyết. Khi vật nổi lên mặt thoáng của chât lỏng thì lực đẩy Ác - si - mét được tính như thế nào ?

B.Bài tập

1.Móc vật A vào lực kế treo ngoài không khí thì lực kế chỉ 10N , khi nhúng chìm vào trong nước thì lực kế chỉ 6N . Biết trọng lượng riêng của nươc là 10000N/m3

A.Tính lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật ? B. Tính thể tích và khói lượng riêng của vật ?

-๖ۣۜGiả๖ۣۜTạo๖ۣۜ
23 tháng 12 2017 lúc 16:41

a) Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật là :

FA = P - P' = 10 - 6 = 4 (N)

b) Thể tích của vật là :

FA = dnước . V => V = \(\dfrac{F_A}{d_{nước}}\) = \(\dfrac{4}{10000}\) = 4 . 10-4 (m3)

Khối lượng riêng của vật là :

Dv = \(\dfrac{m}{V}\) = \(\dfrac{\dfrac{P}{10}}{V}\) = \(\dfrac{\dfrac{10}{10}}{4.10^{-4}}\) = 2500 (kg/m3)

Hải Ngân
23 tháng 12 2017 lúc 22:49

A. Lý thuyết:

Khi vật nổi lên mặt thoáng của chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét được tính bằng công thức:

FA = d.V

Trong đó:

FA : lực đẩy Ác-si-mét (N)

d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)

V: thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng (m3).

*Khi một vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng thì trọng lượng của vật và độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét bằng nhau, vì vật đứng yên chịu tác dụng của hai lực cân bằng.