Tập làm văn lớp 8

Trần Thị Thùy Dương

a) Thuyết minh về 1 văn bản , 1 thể loại văn học đa học

b) Giới thiệu về 1 loài hoa hay 1 loài cây mà em yêu thích

c) Thuyết minh về 1 giống vật nuôi mà em yêu thích

Nguyễn Linh
4 tháng 2 2018 lúc 15:19

b)

Mỗi khi nhắc đến thế giới loài hoa, thật khó có thể quên được loài hoa hồng kiêu sa, kiều diễm - loài hoa vốn được mệnh danh là “nữ hoàng của các loài hoa”. Đi sâu tìm hiểu về loài hoa này, chúng ta thấy có thật nhiều điều thú vị!

Hoa hồng vốn có nguồn gốc từ xứ sở Ba Tư xa xôi. Từ đất nước Ả-rập thần bí này, hoa hồng đến với khắp các quốc gia trên thế giới. Cho đến nay, có lẽ chưa có mảnh đất nào có bóng con người mà hoa hồng chưa đặt chân đến. Nhưng nổi tiếng nhất, có thể nhắc đến hoa hồng của những đất nước Bun-ga-ri. Một nhà thơ Việt nam đã từng thốt lên:

Hoa hồng Bun-ga-ri. Ôi! Loài hoa diệu kì!

Có lẽ chính vẻ đẹp và những ý nghĩa thiêng liêng của hoa hồng đã tạo nên sức hút diệu kì thu hút và chinh phục hàng triệu trái tim con người.

Hoa hồng thuộc giống thân cỏ và có rất nhiều loài. Có loài thân leo, có loài thân thẳng. Có loài không gai, có loài có gai. Tuy nhiên, phổ biếntiếp từ thân cây. Lá hoa thường có ba nhánh hình bầu dục, viền có răng cưa. Ngoài ra, trên thân cây thường có gai sắc, nhọn. Tuy nhiên, cũng có loài được lai ghép nên thân trơn nhẵn khiến người ôm hoa không sợ bị gai đâm. Nụ hoa được đặt trang trọng trên đỉnh của thân cây. Dưới nụ hoa xanh tươi còn có đài hoa nâng đỡ. Đủ ngày đủ tháng, nụ hoa bung nở hàng chục cánh hoa mềm mịn đan xếp vào nhau kiêu sa, quyến rũ. Cánh hoa hồng cũng có hình bầu dục, to hơn xu đồng tiền, cánh hoa rất mịn (“mịn như nhung”, nên có loài hoa hồng tên gọi là hồng nhung) và êm nhẹ. Đặc biệt, cánh hoa hồng thường có rất nhiều màu: màu đỏ, màu hồng, màu vàng, màu cam... Với mỗi màu lại có những sắc độ khác nhau: đỏ tươi, huyết dụ, đỏ nhung,...

Hoa có rất nhiều tác dụng trong đời sống hàng ngày. Điều dễ thấy là hoa hồng được dùng để làm cảnh trong nhiều gia đình. Chúng ta trồng hoa hồng trong vườn nhà, chúng ta cắm hoa hồng trong lọ, chúng ta tặng nhau những đoá hoa hồng... Sở dĩ hoa hồng thường được trao tặng nhau một cách trang trọng như thế bởi hoa hồng có nhiều ý nghĩa. Hoa hồng đỏ tượng trưng cho tình yêu cháy bỏng, nồng nàn. Hoa hồng vàng thể hiện tình bạn cao quý, chân thành. Hoa hồng cam thể hiện sự thành đạt, hiển vinh... Số lượng hoa hồng trong mỗi đoá cũng mang những ý nghĩa nhất định thể hiện suy nghĩ của người tặng, đặc biệt là đối với những đoá hồng đỏ. Không chỉ dùng để làm đẹp, hoa hồng còn rất nhiều tác dụng khác. Từ cánh hoa hồng, nhiều quốc gia đã chiết xuất tinh dầu tạo nên những nền công nghiệp nước hoa khổng lồ như Bun-ga-ri, Pháp,... Cũng từ hoa hồng, dân gian ta chế ra những bài thuốc chữa nhiều bệnh thông thường: cảm, đau bụng,...

Có nhiều tác dụng như vậy nhưng hoa hồng không hề khó tính chút nào. Hoa có thể nở bốn mùa trong năm để dâng hương sắc cho cuộc đời đầy ý nghĩa này. Ở nước ta, hoa hồng đẹp nổi tiếng nhất là hoa hổng của cao nguyên Đà Lạt. Từ Đà Lạt, hoa hồng chẳng những đi khắp mọi nẻo đường đất nước mà hoa còn đến với bạn bè khắp năm châu.

Biết về hoa hồng như vậy, mỗi khi cầm bông hồng trên tay, chúng ta hãy biết trân trọng và yêu quý bông hồng bạn nhé!


Bình luận (0)
Phạm Linh Phương
4 tháng 2 2018 lúc 15:42

b)Thuyết minh về cây lúa nước

Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp nên những người nông dân nước ta có sự gắn bó sâu sắc với cây lúa.Nó là loại cây lương thực nuôi sống con người nên có vai trò quan trọng mà không một loại cây nào thay thế được dù đã nhiều lần chuyển đổi cơ cấu cây trồng.Trong giai đoạn hiện nay,lúa vẫn là loài cây chiến lược trong chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp của nước ta.

Lúa có rất nhiều loại như lúa mì,lúa mạch nhưng ở nước ta chỉ trồng duy nhất là lúa gạo.Đó là loại lúa nước,họ hai lá mầm,thân thảo,thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm,mưa nhiều vì nó sống không thể thiếu nước.Loại lúa này phổ biến nhiều ở khu vực châu Á,đặc biệt là Đông Nam Á.Ngoài ra,ở nước Mĩ cũng có thể trồng được do điều kiện khí hậu thích hợp.Cây lúa nước ở Việt Nam có quá trình sinh trưởng và phát triển thông thường kéo dài 6 tháng.Một đời lúa trải qua 4 thời kì:mạ,con gái,đứng cái và chín.Thời kì mạ là lúc cây lúa mới nảy mầm từ hạt thóc đến lâu nhất là 40 ngày,sống trên ruộng tạm.Sau đó người nông dân có thể xúc hay nhổ cây mạ đem cấy xuống ruộng nước.Thời kì lúa bén rễ xuống ruộng mới,hút chất dinh dưỡng dưỡng đất,phát triển về thân và lá gọi là thời kì lúa con gái.Khi đã đạt được chiều cao cần thiết,cây lúa bắt đầu ra đòng và trổ hoa,nhờ gió thụ phấn mà kết hạt.Đó là thời kì đứng cái.Thời kì chín là thời kì hạt lúa tụ sữa đến chắc hạt và có thể thu hoạch.Suốt ba thời kì đầu,lúa đều có màu xanh,nhưng khi lúa chín,không chỉ riêng hạt,mà toàn cây lúa đều ngả sang một màu vàng óng.Vì thế,cánh đồng lúa vào mùa thu hoạch chẳng khác nào một tấm thảm vàng đẹp mắt.

Cây lúa có nhiều bộ phận và mỗi bộ phận đều có một tên gọi khác nhau.Bộ phận quan trọng nhất đó là hạt lúa,còn gọi là thóc,thực chất là quả của cây lúa.Hạt thóc có hình thoi,vỏ bên ngoài gọi là trấu,bên trong chứa tinh bộ.Hạt thóc khi sát vỏ trấu đi,chỉ còn phần tinh bột gọi là hạt gạo,đây là loại lương thực chính của cư dân trồng lúa nước.Thân cây lúa khi cắt để thu hoạch thường được người nông dân Việt Nam chia làm hai phần:phần gốc gọi là rạ và phần ngọn gọi là rơm.

Tất cả các bộ phận của cây lúa đều rất hữu ích với con người.Ngoài hạt gạo được sử dụng như nguồn lương thực chính ra thì ngay cả rơm,rạ và trấu đều có những tác dụng nhất định trong cuộc sống.Về mỗi miền quê vào vụ gặt,ta có thể nhận ra những con đường ngập rơm vàng.Rơm được phơi khô chất thành đống cao ngất ngưởng.Đây là nguồn thức ăn dự trữ cho gia sức khi mùa đông ít cỏ.Ngày xưa,người nông dân nghèo chưa có mái ngói hay nhà cao tầng mà thường sử dụng rạ để lợp mái nhà.Nhà như vậy gọi là nhà tranh.

Có thể thấy không một loại cây nào lại được sử dụng triệt để như cây lúa.Và cũng chính bởi nó có nhiều lợi ích như vậy nên lúa gắn bó sâu sắc với người nông dân Việt Nam.Con người Việt Nam không đi đâu mà rời xa cây lúa,bởi nó không chỉ nuôi sống con người bằng hạt gạo mà còn trở thành một phần không thể thiếu của hình ảnh quê hương trong tâm hồn những người con xa quê:

Việt Nam đất nước ta ơi!

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả dập dờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

(Nguyễn Đình Thi)

Cây lúa,tự ngàn đời,đã trở thành linh hồn đất Việt như thế đấy!

Bình luận (0)
Bích Ngọc Huỳnh
4 tháng 2 2018 lúc 18:01

c)

Có rất nhiều loài vật đã được con người thuần hoá, nuôi dưỡng và trở thành "thú cưng" trong mỗi giã đình. Nhưng trong số đó, có thể nói mèo là loài vật được yêu chiều, nâng niu nhất.

Mèo nhà là một phần loài trong họ mèo (trong họ mèo còn có báo, linh miêu..). Theo những căn cứ khoa học đáng tin cậy thì chúng đã sống gần gũi với loài người trong khoảng từ 3.500 năm đến 8.000 năm.

Có rất nhiều các giống mèo khác nhau, một số không có lông hoặc không có đuôi. Các màu lông mèo rất đa dạng: màu trắng, màu vàng, màu xám tro... Có những chú mèo mang nhiều màu lông nên có những tên gọi như mèo tam thể (có ba màu lông), mèo vằn (hai màu lông chạy xen nhau), mèo đốm,...

Mèo con từ 1 tháng tuổi trở lên đã được mèo mẹ dạy các động tác săn bắt mồi như chạy, nhảy, leo trèo, rình và vồ mồi. Mèo 4 tháng tuổi có thể bắt được chuột, gián, thạch sùng... Chúng giao tiếp bằng cách kêu "meo”, "mi-ao", "gừ-gừ", rít, gầm gừ và ngôn ngữ cơ thể. Mèo trong các bầy đàn sử dụng cả âm thanh lẫn ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp với nhau.

Thông thường mèo nặng từ 2,5 kg đến 7 kg. Cá biệt, một số chú mèo từng đạt tới trọng lượng 23 kg vì được cho ăn quá nhiều. Trái lại, cũng có những chú mèo rất nhỏ (chưa tới 1,8 kg), ở tình trạng nuôi trong nhà, mèo thường sống được từ 14 năm tới 20 năm. Chú mèo già nhất từng biết đến trên thế giới đã sống 36 năm. Mèo giữ năng lượng bằng cách ngủ nhiều hơn đa số các loài động vật khác, đặc biệt khi chúng già đi. Thời gian ngủ hàng ngày có khác nhau, thường là 12 giờ đến 16 giờ, mức trung bình 13 giờ đến 14 giờ. Một số chú mèo có thể ngủ 20 giờ trong ngày. Vì thường chỉ hoạt động nhiều lúc mặt trời lặn, mèo rất hiếu động và hay đùa nghịch vào buổi tối và sáng sớm.

Mèo là những "vận động viên điền kinh" tài giỏi có thể chạy rất nhanh và nhảy xuống đất từ độ cao lớn. Có điều đó vì chúng có cấu tạo cơ thể rất đặc biệt.

Mèo có bốn chân, mỗi bàn chân đều có vuốt và đệm thịt ở phần tiếp xúc với mặt đất. Giống như mọi thành viên khác của họ mèo, vuốt của mèo thu lại được. Bình thường, ở vị trí nghỉ các vuốt được thu lại trong da và lông quanh đệm ngón. Điều này giữ vuốt luôn sắc bởi chúng không tiếp xúc với mặt đất cũng như cho phép mèo đi nhẹ nhàng rình mồi. Các vuốt chân trước thường sắc hơn so với phía sau. Mèo có thể giương một hay nhiều vuốt ra tùy theo nhu cầu. Khi rơi từ trên cao xuống, mèo có thể sử dụng cảm giác thăng bằng sắc bén và khả năng phản xạ của nó tự xoay thân tới vị trí thích hợp. Khả năng này được gọi là "phản xạ thăng bằng." Nó luôn chỉnh lại thăng bằng cơ thể theo một cách, khiến chúng luôn có đủ thời gian thực hiện phản xạ này khi rơi. Giống như chó, mèo là loài vật đi trên đầu ngón chân: chúng bước trực tiếp trên các ngón, các xương bàn chân của chúng tạo thành phần thấp nhìn thấy được của cẳng chân. Mèo có thể bước rất chính xác, bởi vì khi đi, chúng đặt bàn chân sau (hầu như) trực tiếp lên đầu của bàn chân trước, giảm thiểu tiếng ồn và dấu vết để lại. Điều này cũng giúp chúng có vị trí đặt chân sau tốt khi bước đi trên bề mặt ghồ ghề.

Hỗ trợ đắc lực cho mèo trong quá trình di chuyển, ngoài chân ra còn có đuôi. Đuôi mèo dài và uyển chuyển, chúng được dùng để xua đuổi ruồi muỗi. Nhưng chức năng chủ yếu là giữ thăng bằng khi chạy nhảy leo trèo.

Tai mèo khá thính. Đa số mèo có tai thẳng vểnh cao. Nhờ tính năng động cao của cơ tai mà mèo có thể quay người về một hướng và vểnh tai theo hướng khác. Mắt mèo cũng là một bộ phận khá đặc biệt. Nghiên cứu cho thấy tầm nhìn của mèo tốt nhất vào ban đêm so với người, và kém nhất vào ban ngày. Màu mắt của mèo khá đa dạng: màu vàng, màu đen, màu nâu, màu xanh... về thính giác, con người và mèo có tầm thính giác ở mức thấp tương tự như nhau, nhưng mèo có thể nghe được những âm thanh ở độ cao lớn hơn, thậm chí tốt hơn cả chó. Khi nghe âm thanh nào đó, tai mèo sẽ xoay về hướng đó; mỗi vành tai mèo có thể quay độc lập về hướng nguồn âm thanh. Khứu giác của mèo cũng rất phát triển. Nó mạnh gấp 14 lần so với của con người. Số lượng tế bào khứu giác ở mũi của chúng cũng nhiều gấp đôi, do dó mèo có thể ngửi thấy những mùi mà chúng ta không nhận thấy được.

Mèo là động vật ăn thịt thế nên đối tượng để nó săn mồi cho nhu cầu sinh tồn là những loài vật nhỏ như: chuột, rắn, cóc nhái, cá... Vũ khí để săn mồi là móng vuốt. Khi gặp con mồi, nó thường đứng từ xa cách con mồi khoảng chừng 5 đến 6 mét. Sau đó nó nằm bẹp hạ cơ thể xuống sát đất, mắt chăm chăm nhìn không nháy mắt đến đối tượng đồng thời bước tới con mồi cần săn rất nhẹ nhàng. Khi đến gần khoảng cách mà nó cảm thấy ăn chắc, loài mèo tung ra sức mạnh cuối cùng bằng cách đẩy mạnh 2 chân sau và đồng thời phóng mạnh toàn cơ thể tới phía trước và dùng móng sắc nhọn duỗi thẳng ra và chụp lấy con mồi. Ngày nay, loài mèo luôn sống với người qua nhiều thế hệ con cháu. Cho nên, thức ăn của loài mèo là cơm hoặc thức ăn sẵn. Nhưng thức ăn ưa thích nhất của loài mèo vẫn là món cá.

Mèo thường tránh nơi ẩm ướt và ở rất sạch sẽ. Để làm vệ sinh cho cơ thể, nó thường thè lưỡi ra, tiết nước bọt vào chân của nó rồi bôi lên mặt và toàn thân thể. Hành động này cho thấy mục đích nó muốn xóa sạch các vết bẩn, ngay cả hơi tay của con người vừa mới bồng hay vuốt ve nó. Loài mèo luôn tự làm lấy vệ sinh cho cơ thể nhiều lần trong ngày, thường là lúc nó mới ngủ dậy hay đi đâu đó về. Hành động đó đã trở thành thói quen thường thấy ở loài mèo ngay cả khi cơ thể của nó không có vết bẩn nào cả.

Trải qua một thời gian dài được con người thuần dưỡng, ngày nay, mèo đã trở thành một loài vật cưng trong nhiều gia đình, đặc biệt là các em nhỏ. Mèo không chỉ là một "người bảo vệ", một "dũng sĩ diệt chuột" mà còn là một loài vật cảnh hết sức dễ thương. Có lẽ bởi vậy, tinh cảm giữa con người và loài mèo sẽ ngày càng gắn bó hơn.



Bình luận (0)
Nguyễn Linh
4 tháng 2 2018 lúc 15:18

c)

Có rất nhiều loài vật đã được con người thuần hoá, nuôi dưỡng và trở thành "thú cưng" trong mỗi giã đình. Nhưng trong số đó, có thể nói mèo là loài vật được yêu chiều, nâng niu nhất.

Mèo nhà là một phần loài trong họ mèo (trong họ mèo còn có báo, linh miêu..). Theo những căn cứ khoa học đáng tin cậy thì chúng đã sống gần gũi với loài người trong khoảng từ 3.500 năm đến 8.000 năm.

Có rất nhiều các giống mèo khác nhau, một số không có lông hoặc không có đuôi. Các màu lông mèo rất đa dạng: màu trắng, màu vàng, màu xám tro... Có những chú mèo mang nhiều màu lông nên có những tên gọi như mèo tam thể (có ba màu lông), mèo vằn (hai màu lông chạy xen nhau), mèo đốm,...

Mèo con từ 1 tháng tuổi trở lên đã được mèo mẹ dạy các động tác săn bắt mồi như chạy, nhảy, leo trèo, rình và vồ mồi. Mèo 4 tháng tuổi có thể bắt được chuột, gián, thạch sùng... Chúng giao tiếp bằng cách kêu "meo”, "mi-ao", "gừ-gừ", rít, gầm gừ và ngôn ngữ cơ thể. Mèo trong các bầy đàn sử dụng cả âm thanh lẫn ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp với nhau.

Thông thường mèo nặng từ 2,5 kg đến 7 kg. Cá biệt, một số chú mèo từng đạt tới trọng lượng 23 kg vì được cho ăn quá nhiều. Trái lại, cũng có những chú mèo rất nhỏ (chưa tới 1,8 kg), ở tình trạng nuôi trong nhà, mèo thường sống được từ 14 năm tới 20 năm. Chú mèo già nhất từng biết đến trên thế giới đã sống 36 năm. Mèo giữ năng lượng bằng cách ngủ nhiều hơn đa số các loài động vật khác, đặc biệt khi chúng già đi. Thời gian ngủ hàng ngày có khác nhau, thường là 12 giờ đến 16 giờ, mức trung bình 13 giờ đến 14 giờ. Một số chú mèo có thể ngủ 20 giờ trong ngày. Vì thường chỉ hoạt động nhiều lúc mặt trời lặn, mèo rất hiếu động và hay đùa nghịch vào buổi tối và sáng sớm.

Mèo là những "vận động viên điền kinh" tài giỏi có thể chạy rất nhanh và nhảy xuống đất từ độ cao lớn. Có điều đó vì chúng có cấu tạo cơ thể rất đặc biệt.

Mèo có bốn chân, mỗi bàn chân đều có vuốt và đệm thịt ở phần tiếp xúc với mặt đất. Giống như mọi thành viên khác của họ mèo, vuốt của mèo thu lại được. Bình thường, ở vị trí nghỉ các vuốt được thu lại trong da và lông quanh đệm ngón. Điều này giữ vuốt luôn sắc bởi chúng không tiếp xúc với mặt đất cũng như cho phép mèo đi nhẹ nhàng rình mồi. Các vuốt chân trước thường sắc hơn so với phía sau. Mèo có thể giương một hay nhiều vuốt ra tùy theo nhu cầu. Khi rơi từ trên cao xuống, mèo có thể sử dụng cảm giác thăng bằng sắc bén và khả năng phản xạ của nó tự xoay thân tới vị trí thích hợp. Khả năng này được gọi là "phản xạ thăng bằng." Nó luôn chỉnh lại thăng bằng cơ thể theo một cách, khiến chúng luôn có đủ thời gian thực hiện phản xạ này khi rơi. Giống như chó, mèo là loài vật đi trên đầu ngón chân: chúng bước trực tiếp trên các ngón, các xương bàn chân của chúng tạo thành phần thấp nhìn thấy được của cẳng chân. Mèo có thể bước rất chính xác, bởi vì khi đi, chúng đặt bàn chân sau (hầu như) trực tiếp lên đầu của bàn chân trước, giảm thiểu tiếng ồn và dấu vết để lại. Điều này cũng giúp chúng có vị trí đặt chân sau tốt khi bước đi trên bề mặt ghồ ghề.

Hỗ trợ đắc lực cho mèo trong quá trình di chuyển, ngoài chân ra còn có đuôi. Đuôi mèo dài và uyển chuyển, chúng được dùng để xua đuổi ruồi muỗi. Nhưng chức năng chủ yếu là giữ thăng bằng khi chạy nhảy leo trèo.

Tai mèo khá thính. Đa số mèo có tai thẳng vểnh cao. Nhờ tính năng động cao của cơ tai mà mèo có thể quay người về một hướng và vểnh tai theo hướng khác. Mắt mèo cũng là một bộ phận khá đặc biệt. Nghiên cứu cho thấy tầm nhìn của mèo tốt nhất vào ban đêm so với người, và kém nhất vào ban ngày. Màu mắt của mèo khá đa dạng: màu vàng, màu đen, màu nâu, màu xanh... về thính giác, con người và mèo có tầm thính giác ở mức thấp tương tự như nhau, nhưng mèo có thể nghe được những âm thanh ở độ cao lớn hơn, thậm chí tốt hơn cả chó. Khi nghe âm thanh nào đó, tai mèo sẽ xoay về hướng đó; mỗi vành tai mèo có thể quay độc lập về hướng nguồn âm thanh. Khứu giác của mèo cũng rất phát triển. Nó mạnh gấp 14 lần so với của con người. Số lượng tế bào khứu giác ở mũi của chúng cũng nhiều gấp đôi, do dó mèo có thể ngửi thấy những mùi mà chúng ta không nhận thấy được.

Mèo là động vật ăn thịt thế nên đối tượng để nó săn mồi cho nhu cầu sinh tồn là những loài vật nhỏ như: chuột, rắn, cóc nhái, cá... Vũ khí để săn mồi là móng vuốt. Khi gặp con mồi, nó thường đứng từ xa cách con mồi khoảng chừng 5 đến 6 mét. Sau đó nó nằm bẹp hạ cơ thể xuống sát đất, mắt chăm chăm nhìn không nháy mắt đến đối tượng đồng thời bước tới con mồi cần săn rất nhẹ nhàng. Khi đến gần khoảng cách mà nó cảm thấy ăn chắc, loài mèo tung ra sức mạnh cuối cùng bằng cách đẩy mạnh 2 chân sau và đồng thời phóng mạnh toàn cơ thể tới phía trước và dùng móng sắc nhọn duỗi thẳng ra và chụp lấy con mồi. Ngày nay, loài mèo luôn sống với người qua nhiều thế hệ con cháu. Cho nên, thức ăn của loài mèo là cơm hoặc thức ăn sẵn. Nhưng thức ăn ưa thích nhất của loài mèo vẫn là món cá.

Mèo thường tránh nơi ẩm ướt và ở rất sạch sẽ. Để làm vệ sinh cho cơ thể, nó thường thè lưỡi ra, tiết nước bọt vào chân của nó rồi bôi lên mặt và toàn thân thể. Hành động này cho thấy mục đích nó muốn xóa sạch các vết bẩn, ngay cả hơi tay của con người vừa mới bồng hay vuốt ve nó. Loài mèo luôn tự làm lấy vệ sinh cho cơ thể nhiều lần trong ngày, thường là lúc nó mới ngủ dậy hay đi đâu đó về. Hành động đó đã trở thành thói quen thường thấy ở loài mèo ngay cả khi cơ thể của nó không có vết bẩn nào cả.

Trải qua một thời gian dài được con người thuần dưỡng, ngày nay, mèo đã trở thành một loài vật cưng trong nhiều gia đình, đặc biệt là các em nhỏ. Mèo không chỉ là một "người bảo vệ", một "dũng sĩ diệt chuột" mà còn là một loài vật cảnh hết sức dễ thương. Có lẽ bởi vậy, tinh cảm giữa con người và loài mèo sẽ ngày càng gắn bó hơn.


Bình luận (0)
Nguyễn Linh
4 tháng 2 2018 lúc 15:19

b)

Hoa sen là một lọai hoa thanh khiết và có truyền thống lâu đời nhất ở phương Đông. Đây là một loài thực vật sống dưới nước có nguồn gốc Á Châu và chiếm giữ một vị trí cổ xưa trong tất cả nền văn hóa đặc biệt của phật giáo. Những cánh, nhụy và gương hạt đã cấu thành một bông hoa sen có nét đẹp thanh thóat và màu tươi sáng.
Hoa sen mọc trong bùn, sống trong bùn nhưng vượt lên khỏi nó để hướng đến mặt trời mà không hề bị bùn làm ô nhiễm, vấy bẩn. Cũng giống như một người được sinh ra trên thế giới, tồn tại giữa cuộc đời nhưng đã vượt thoát khỏi sự tham lam, sâu hận, dục vọng và không bị vấy bẩn, ô nhiễm bởi dòng đời.
Ở Việt Nam, sen được xếp vào bộ tứ quý (4 mùa): Lan, sen, cúc, mai và xếp vào hàng “tứ quân tử” cùng tùng, trúc, cúc. Hoa sen rất thích hợp với môi trường có khí hậu nhiệt đới như nước ta. Từ Bắc vào Nam, nó có mặt khắp mọi nơi, gần gũi và thân thiết với mọi người như cây tre, cây đa… Nếu ở miền Bắc, hoa sen chỉ nở vào mùa hè, thì ở hầu khắp miền Nam quanh năm đâu đâu cũng thấy sen khoe sắc thắm, Làng quê nơi Bác sinh ra cũng có tên là Làng Sen, và có lẽ hoa sen đẹp nhất khi được ví với hình tượng Bác Hồ, người cha già dân tộc, vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta:
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
Trong lòng mỗi người dân Việt, sen là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp tươi sáng, cao sang và thuần khiết mang tính chất dân tộc. Chính vì thế, hoa sen luôn là nguồn cảm hứng bất tuyệt của thi ca và nghệ thuật… Có lẽ, không người Việt Nam nào không thuộc bài ca dao đầy tính triết lý này:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhuỵ vàng
Nhuỵ vàng bông trắng là xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Người Việt đã cảm nhận được ý hay “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, sen sống trong bùn nhưng sen vươn lên trên lầy, toả hương thơm ngát. Sen có một sức sống mạnh mẽ đến kỳ lạ và tự tính của sen là tinh khiết, vô nhiễm. Nó tượng trưng cho bản tính thân thiện, phong thái tao nhã, tinh thần “vươn dậy” trong mọi nghịch cảnh của con người Việt Nam.
Đặc biệt trong tư tưởng Phật giáo, hoa sen được tôn quý và chiếm vị trí rất quan trọng. Tinh thần “cư trần bất nhiễm trần”, đó cũng chính là ý nghĩa của hoa sen biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện, sự duy trì và phát triển của Phật pháp, trí tuệ dẫn đến niết bàn. Trong các công trình kiến trúc Phật giáo ở Việt Nam, sen luôn trở thành hình tượng nghệ thuật. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu lấy cảm hứng từ hoa sen là chùa Một Cột. Theo truyền thuyết, ngôi chùa này được hình thành từ một giấc mộng đài sen của vua Lý Thái Tông. Chùa có hình dáng hoa sen, mọc lên từ hồ nước, chỉ với “một cột” như một cọng sen. Ở đây, hoa sen là sự giác ngộ, đạt được sự trong sáng và giải thoát khỏi bùn nhơ…
Giản dị, tao nhã và thuần khiết, sen là hiện thân cho tính cách, lối sống và tâm hồn người Việt. Sen còn là món quà vô giá từ thiên nhiên, bởi từ sen có thể chế biến những thực phẩm bổ dưỡng, những bài thuốc đặc trị. Gương sen hình phễu, nhẹ, xốp, màu đỏ tía, không có mùi, có tác dụng cầm máu rất hiệu quả lên được chế biến thành nhiều loại thuốc để chữa bệnh băng huyết, cao huyết áp,… Hạt sen nhỏ, có màu vàng, vừa là món ăn dân dã quen thuộc, lại là một loại thuốc rất tốt dành để chữa bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh. Tâm sen màu xanh, nằm giữa hạt sen, có thể dùng để ướp trà, tạo lên hương vị thơm dịu. Lá sen khô nghiền vụn và lá sen tươi, tất cả đều thái nhỏ, hoà với nước uống mỗi ngày còn giúp thanh nhiệt. Ngó sen vừa là một loại thuốc chữa các bệnh về gan, lại vừa là món ăn quen thuộc của người Việt, trong bữa cơm mà có một bát nộm ngó sen, vừa ngon lại giúp dễ tiêu hóa, khó ai có thể từ chối được. Ngày xuân, nhà ai cũng đều có một hộp mứt sen đậm đà bản sắc dân tộc, kết hợp với trầu cau, nước trà mang lại một không khí ấm áp mà thân thương, vui vẻ mà lịch sự. Nhớ hồi bé, ngày hè, mẹ thường nấu cho bát chè sen với đường, vừa thơm, ngọt lại mát, đi chơi cả ngày nhưng vẫn yên tâm không sợ bị ốm. Hoa sen đúng là loại hoa mà thiên nhiên đã ban tặng cho đất nước chúng ta, một loại hoa mạng đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Hãng hàng không Vietnam-airline đã chọn hình ảnh bông sen sáu cánh làm biểu tượng của mình sau bao thời gian chắt lọ, suy nghĩ. Phải chăng đó cũng là biểu tượng mà người Việt Nam muốn cho bạn bè quốc tế trên khắp năm châu được biết đến. Đóa sen hồng giờ đã được nâng lên không trung, bay đến với khắp mọi nơi trên thế giới, mang niềm vui đoàn tụ, hạnh phúc, hòa bình và đã giúp khoảng cách giữa người và người, giữa các cộng đồng trên thế giới được xích lại gần nhau. Trong mắt của bạn bè thế giới, hình ảnh của bông sen sẽ in đậm và động lại trong tư tưởng của mọi người về một đất nước anh hùng, bất khuất dù phải trải qua bao cuộc bể dâu, bao trận chiến tang thương, khốc liệt nhưng giờ đây vẫn vững bước đi lên hội nhập với thế giới. Và rồi đây, tôi lại thầm cảm ơn, cảm ơn đóa sen mang tên “Việt Nam” đã tỏa hương thơm ngát.
Dù thời gian đang hằn những bước chân vào tạo hóa nhưng tôi tin bông hoa sen dù có trải qua bao cuộc đổi thay vẫn sẽ giữ được vẻ đẹp thanh khiết, mùi hương dịu dàng giống như con người Việt Nam vẫn luôn vươn lên để tỏa sáng như đóa sen vươn mình đón nắng mai nơi bùn đất. Và rồi một ngày, sắc sen rạng rỡ giữa cuộc sống mến thương.
“Sen vẫn thế, âm thầm và lặng lẽ
Rồi một mai, bừng sáng giữa khung trời
Từ sâu thẳm chốn bùn lầy đất mẹ
Ngát hương sen, nét đẹp chẳng phai phôi” Sen thơm, hương lại hữu sắc. Dù trong hoàn cảnh nào sen cũng hàm chứa trong nó sự tinh tế, thuần khiết, cao đẹp. Nó thật sự là biểu trưng tiêu biểu nhất cho văn hoá và cốt cách nhân văn của người Việt Nam.

Bình luận (0)
Nguyễn Linh
4 tháng 2 2018 lúc 15:20

a)

Thể thơ thất ngôn bát cú được hình thành từ thời nhà Đường. Một thời gian dài trong chế độ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài. Thể thơ này đã được phổ biến ở nước ta vào thời Bắc thuộc và chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.

Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là vẫn bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Thể thơ quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc. Luật bằng trắc này đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, uyển chuyển cân đối làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca. Người ta đã có những câu nối vấn đề về luật lệ của bằng trác trong từng tiếng ở mỗi câu thơ: các tiếng nhất - tam - ngũ bất luận còn các tiếng: nhị - tứ - lục phân minh. Tuy nhiên trong quá trình sáng tác bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang" được viết theo thể bãng:

"Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà t T b B t T B Cỏ cây chen đá lá chen hoa t B b T t B B

Về vần, thể thơ thường có vần bằng được gieo ở tiếng cuối các câu 1-2-4-6-8. Vần vừa tạo sự liên kết ý nghĩa vừa có tác dụng tạo nên tính nhạc cho thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang”, vẫn được gieo là vần "a".

Thể thơ còn có sự giống nhau về mặt âm thanh ở tiếng thứ 2 trong các cặp câu: 1 - 8, 2 - 3, 4 - 5, 6 - 7. Chính điều này tạo cho bài thơ một kết cấu chặt chẽ và nhịp nhàng trong âm thanh. Trong bài thơ "Qua Đèo Ngang": câu 1 - 8 giống nhau ở tất cả các tiếng, trừ tiếng thứ 6 (TTBBTB) câu 2-3 giống nhau ở các tiếng 2, 4, 6 (BTB)...

Vế đối, thể thơ có đối ngẫu tương hỗ hoặc đối ngẫu tương phản ở các câu: 3 - 4, 5 – 6. Ở bài thơ "Qua Đèo Ngang" câu 3 - 4 hỗ trợ nhau để bộc lộ sự sống thưa thớt, ít ỏi của con người giữa núi đèo hoang sơ, câu 5-6 cùng bộc lộ nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả. Các câu đối cả về từ loại, âm thanh, ý nghĩa.

Cấu trúc của thể thơ thất ngôn bát cú gồm bốn phần: Hai câu đề nêu cảm nghĩ chung về người, cảnh vật, hai câu thực miêu tả chi tiết về cảnh, việc, tình để làm rõ cho cảm xúc nêu ở hai câu đề; hai câu luận: bàn luận, mở rộng cảm xúc, thường nêu ý tưởng chính của nhà thơ; hai câu kết: khép lại bài thơ đồng thời nhấn mạnh những cảm xúc đã được giãi bày ở trên. Cấu trúc như vậy sẽ làm tác giả bộc lộ được tất cả nguồn cảm hứng sáng tác, ngạch cảm xúc mãnh liệt để viết lên những bài thơ bất hủ.

Còn về cách ngắt nhịp của thể thơ, phổ biến là 3 - 4 hoặc 4 - 3 (2 - 2 - 3; 3 - 2 - 2). Cách ngắt nhịp tạo nên một nhịp điệu êm đềm, trôi theo từng dòng cảm xúc của nhà thơ.

Thể thơ thất ngôn bát cú thực sự là một thể tuyệt tác thích hợp để bộc lộ những tình cảm da diết, mãnh liệt đến cháy bỏng đối với quê hương đất nước thiên nhiên. Chính điều đó đã làm tăng vẻ đẹp bình dị của thể thơ. Có những nhà thơ với nguồn cảm hứng mênh mông vô tận đã vượt lên trên sự nghiêm ngặt của thể thơ phá vỡ cấu trúc vần, đối để thể hiện tư tưởng tình cảm của mình. Tóm lại, thể thơ thất ngôn bát cú mãi mãi là một trang giấy thơm tho để muôn nhà thơ viết lên những sáng tác nghệ thuật cao quý cho đời sau.


Bình luận (0)
Bích Ngọc Huỳnh
4 tháng 2 2018 lúc 17:55

b) Giới thiệu về 1 loài hoa mà e yêu thích( hoa hồng)

Mỗi khi nhắc đến thế giới loài hoa, thật khó có thể quên được loài hoa hồng kiêu sa, kiều diễm - loài hoa vốn được mệnh danh là “nữ hoàng của các loài hoa”. Đi sâu tìm hiểu về loài hoa này, chúng ta thấy có thật nhiều điều thú vị!

Hoa hồng vốn có nguồn gốc từ xứ sở Ba Tư xa xôi. Từ đất nước Ả-rập thần bí này, hoa hồng đến với khắp các quốc gia trên thế giới. Cho đến nay, có lẽ chưa có mảnh đất nào có bóng con người mà hoa hồng chưa đặt chân đến. Nhưng nổi tiếng nhất, có thể nhắc đến hoa hồng của những đất nước Bun-ga-ri. Một nhà thơ Việt nam đã từng thốt lên:

Hoa hồng Bun-ga-ri. Ôi! Loài hoa diệu kì!

Có lẽ chính vẻ đẹp và những ý nghĩa thiêng liêng của hoa hồng đã tạo nên sức hút diệu kì thu hút và chinh phục hàng triệu trái tim con người.

Hoa hồng thuộc giống thân cỏ và có rất nhiều loài. Có loài thân leo, có loài thân thẳng. Có loài không gai, có loài có gai. Tuy nhiên, phổ biếntiếp từ thân cây. Lá hoa thường có ba nhánh hình bầu dục, viền có răng cưa. Ngoài ra, trên thân cây thường có gai sắc, nhọn. Tuy nhiên, cũng có loài được lai ghép nên thân trơn nhẵn khiến người ôm hoa không sợ bị gai đâm. Nụ hoa được đặt trang trọng trên đỉnh của thân cây. Dưới nụ hoa xanh tươi còn có đài hoa nâng đỡ. Đủ ngày đủ tháng, nụ hoa bung nở hàng chục cánh hoa mềm mịn đan xếp vào nhau kiêu sa, quyến rũ. Cánh hoa hồng cũng có hình bầu dục, to hơn xu đồng tiền, cánh hoa rất mịn (“mịn như nhung”, nên có loài hoa hồng tên gọi là hồng nhung) và êm nhẹ. Đặc biệt, cánh hoa hồng thường có rất nhiều màu: màu đỏ, màu hồng, màu vàng, màu cam... Với mỗi màu lại có những sắc độ khác nhau: đỏ tươi, huyết dụ, đỏ nhung,...

Hoa có rất nhiều tác dụng trong đời sống hàng ngày. Điều dễ thấy là hoa hồng được dùng để làm cảnh trong nhiều gia đình. Chúng ta trồng hoa hồng trong vườn nhà, chúng ta cắm hoa hồng trong lọ, chúng ta tặng nhau những đoá hoa hồng... Sở dĩ hoa hồng thường được trao tặng nhau một cách trang trọng như thế bởi hoa hồng có nhiều ý nghĩa. Hoa hồng đỏ tượng trưng cho tình yêu cháy bỏng, nồng nàn. Hoa hồng vàng thể hiện tình bạn cao quý, chân thành. Hoa hồng cam thể hiện sự thành đạt, hiển vinh... Số lượng hoa hồng trong mỗi đoá cũng mang những ý nghĩa nhất định thể hiện suy nghĩ của người tặng, đặc biệt là đối với những đoá hồng đỏ. Không chỉ dùng để làm đẹp, hoa hồng còn rất nhiều tác dụng khác. Từ cánh hoa hồng, nhiều quốc gia đã chiết xuất tinh dầu tạo nên những nền công nghiệp nước hoa khổng lồ như Bun-ga-ri, Pháp,... Cũng từ hoa hồng, dân gian ta chế ra những bài thuốc chữa nhiều bệnh thông thường: cảm, đau bụng,...

Có nhiều tác dụng như vậy nhưng hoa hồng không hề khó tính chút nào. Hoa có thể nở bốn mùa trong năm để dâng hương sắc cho cuộc đời đầy ý nghĩa này. Ở nước ta, hoa hồng đẹp nổi tiếng nhất là hoa hổng của cao nguyên Đà Lạt. Từ Đà Lạt, hoa hồng chẳng những đi khắp mọi nẻo đường đất nước mà hoa còn đến với bạn bè khắp năm châu.

Biết về hoa hồng như vậy, mỗi khi cầm bông hồng trên tay, chúng ta hãy biết trân trọng và yêu quý bông hồng bạn nhé!



Bình luận (0)
Bích Ngọc Huỳnh
4 tháng 2 2018 lúc 18:00

Hoa sen là một lọai hoa thanh khiết và có truyền thống lâu đời nhất ở phương Đông. Đây là một loài thực vật sống dưới nước có nguồn gốc Á Châu và chiếm giữ một vị trí cổ xưa trong tất cả nền văn hóa đặc biệt của phật giáo. Những cánh, nhụy và gương hạt đã cấu thành một bông hoa sen có nét đẹp thanh thóat và màu tươi sáng.
Hoa sen mọc trong bùn, sống trong bùn nhưng vượt lên khỏi nó để hướng đến mặt trời mà không hề bị bùn làm ô nhiễm, vấy bẩn. Cũng giống như một người được sinh ra trên thế giới, tồn tại giữa cuộc đời nhưng đã vượt thoát khỏi sự tham lam, sâu hận, dục vọng và không bị vấy bẩn, ô nhiễm bởi dòng đời.
Ở Việt Nam, sen được xếp vào bộ tứ quý (4 mùa): Lan, sen, cúc, mai và xếp vào hàng “tứ quân tử” cùng tùng, trúc, cúc. Hoa sen rất thích hợp với môi trường có khí hậu nhiệt đới như nước ta. Từ Bắc vào Nam, nó có mặt khắp mọi nơi, gần gũi và thân thiết với mọi người như cây tre, cây đa… Nếu ở miền Bắc, hoa sen chỉ nở vào mùa hè, thì ở hầu khắp miền Nam quanh năm đâu đâu cũng thấy sen khoe sắc thắm, Làng quê nơi Bác sinh ra cũng có tên là Làng Sen, và có lẽ hoa sen đẹp nhất khi được ví với hình tượng Bác Hồ, người cha già dân tộc, vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta:
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
Trong lòng mỗi người dân Việt, sen là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp tươi sáng, cao sang và thuần khiết mang tính chất dân tộc. Chính vì thế, hoa sen luôn là nguồn cảm hứng bất tuyệt của thi ca và nghệ thuật… Có lẽ, không người Việt Nam nào không thuộc bài ca dao đầy tính triết lý này:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhuỵ vàng
Nhuỵ vàng bông trắng là xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Người Việt đã cảm nhận được ý hay “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, sen sống trong bùn nhưng sen vươn lên trên lầy, toả hương thơm ngát. Sen có một sức sống mạnh mẽ đến kỳ lạ và tự tính của sen là tinh khiết, vô nhiễm. Nó tượng trưng cho bản tính thân thiện, phong thái tao nhã, tinh thần “vươn dậy” trong mọi nghịch cảnh của con người Việt Nam.
Đặc biệt trong tư tưởng Phật giáo, hoa sen được tôn quý và chiếm vị trí rất quan trọng. Tinh thần “cư trần bất nhiễm trần”, đó cũng chính là ý nghĩa của hoa sen biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện, sự duy trì và phát triển của Phật pháp, trí tuệ dẫn đến niết bàn. Trong các công trình kiến trúc Phật giáo ở Việt Nam, sen luôn trở thành hình tượng nghệ thuật. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu lấy cảm hứng từ hoa sen là chùa Một Cột. Theo truyền thuyết, ngôi chùa này được hình thành từ một giấc mộng đài sen của vua Lý Thái Tông. Chùa có hình dáng hoa sen, mọc lên từ hồ nước, chỉ với “một cột” như một cọng sen. Ở đây, hoa sen là sự giác ngộ, đạt được sự trong sáng và giải thoát khỏi bùn nhơ…
Giản dị, tao nhã và thuần khiết, sen là hiện thân cho tính cách, lối sống và tâm hồn người Việt. Sen còn là món quà vô giá từ thiên nhiên, bởi từ sen có thể chế biến những thực phẩm bổ dưỡng, những bài thuốc đặc trị. Gương sen hình phễu, nhẹ, xốp, màu đỏ tía, không có mùi, có tác dụng cầm máu rất hiệu quả lên được chế biến thành nhiều loại thuốc để chữa bệnh băng huyết, cao huyết áp,… Hạt sen nhỏ, có màu vàng, vừa là món ăn dân dã quen thuộc, lại là một loại thuốc rất tốt dành để chữa bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh. Tâm sen màu xanh, nằm giữa hạt sen, có thể dùng để ướp trà, tạo lên hương vị thơm dịu. Lá sen khô nghiền vụn và lá sen tươi, tất cả đều thái nhỏ, hoà với nước uống mỗi ngày còn giúp thanh nhiệt. Ngó sen vừa là một loại thuốc chữa các bệnh về gan, lại vừa là món ăn quen thuộc của người Việt, trong bữa cơm mà có một bát nộm ngó sen, vừa ngon lại giúp dễ tiêu hóa, khó ai có thể từ chối được. Ngày xuân, nhà ai cũng đều có một hộp mứt sen đậm đà bản sắc dân tộc, kết hợp với trầu cau, nước trà mang lại một không khí ấm áp mà thân thương, vui vẻ mà lịch sự. Nhớ hồi bé, ngày hè, mẹ thường nấu cho bát chè sen với đường, vừa thơm, ngọt lại mát, đi chơi cả ngày nhưng vẫn yên tâm không sợ bị ốm. Hoa sen đúng là loại hoa mà thiên nhiên đã ban tặng cho đất nước chúng ta, một loại hoa mạng đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Hãng hàng không Vietnam-airline đã chọn hình ảnh bông sen sáu cánh làm biểu tượng của mình sau bao thời gian chắt lọ, suy nghĩ. Phải chăng đó cũng là biểu tượng mà người Việt Nam muốn cho bạn bè quốc tế trên khắp năm châu được biết đến. Đóa sen hồng giờ đã được nâng lên không trung, bay đến với khắp mọi nơi trên thế giới, mang niềm vui đoàn tụ, hạnh phúc, hòa bình và đã giúp khoảng cách giữa người và người, giữa các cộng đồng trên thế giới được xích lại gần nhau. Trong mắt của bạn bè thế giới, hình ảnh của bông sen sẽ in đậm và động lại trong tư tưởng của mọi người về một đất nước anh hùng, bất khuất dù phải trải qua bao cuộc bể dâu, bao trận chiến tang thương, khốc liệt nhưng giờ đây vẫn vững bước đi lên hội nhập với thế giới. Và rồi đây, tôi lại thầm cảm ơn, cảm ơn đóa sen mang tên “Việt Nam” đã tỏa hương thơm ngát.
Dù thời gian đang hằn những bước chân vào tạo hóa nhưng tôi tin bông hoa sen dù có trải qua bao cuộc đổi thay vẫn sẽ giữ được vẻ đẹp thanh khiết, mùi hương dịu dàng giống như con người Việt Nam vẫn luôn vươn lên để tỏa sáng như đóa sen vươn mình đón nắng mai nơi bùn đất. Và rồi một ngày, sắc sen rạng rỡ giữa cuộc sống mến thương.
“Sen vẫn thế, âm thầm và lặng lẽ
Rồi một mai, bừng sáng giữa khung trời
Từ sâu thẳm chốn bùn lầy đất mẹ
Ngát hương sen, nét đẹp chẳng phai phôi” Sen thơm, hương lại hữu sắc. Dù trong hoàn cảnh nào sen cũng hàm chứa trong nó sự tinh tế, thuần khiết, cao đẹp. Nó thật sự là biểu trưng tiêu biểu nhất cho văn hoá và cốt cách nhân văn của người Việt Nam.

Bình luận (0)

Lục bát là một trong hai thể loại thơ chính của Việt Nam (lục bát và song thất lục bát). Thơ lục bát ở Việt Nam được truyền bá và phát triển hàng trăm năm nay. Thơ lục bát đã thấm đẫm tâm hồn người Việt chúng ta vì đó là thể thơ trong ca dao, đồng dao và các bài ru con. Ngày nay thơ lục bát vẫn được các nhà thơ hiện đại tiếp thu, hoàn chỉnh và giữ một vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ lục bát rất giản dị về quy luật, thường dùng để diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tâm hồn con người.

Thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời, là một thể thơ dân tộc ta, thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác, số câu trong bài không giới hạn. Thông thường thì bắt đầu bằng câu sáu chữ và chấm dứt ở câu tám chữ. Nhưng cũng có khi kết thúc bằng câu sáu để đạt tính lơ lửng, thanh và vần, vì vậy tìm hiểu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó. Luật về thanh giúp cho câu thơ trở nên hài hoà. Các vần chính là hình thức kết dính các câu thơ lại với nhau.

Luật thanh trong thơ lục bát: Thơ lục bát có 2 câu chuẩn là câu lục và câu bát, cũng như thơ Đường luật, nó tuân thủ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh. Nghĩa là các tiếng thứ 1, 3, 5 trong câu có thể tự do về thanh, nhưng các tiếng thứ 2, 4, 6 thì phải theo luật chặt chẽ. Luật như sau:

Câu lục: Theo thứ tự tiếng thứ 2 - 4 - 6 là Bằng (B) - Trắc (T) - Bằng (B)
Câu bát: Theo thứ tự tiếng thứ 2 - 4 - 6 - 8 là B - T - B - B

Ví dụ:

Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân (B - T - B)
Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều (B - T - B - B)

Về phối thanh, chỉ bắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám phải là bằng, nhưng trong câu tám các tiếng thứ sáu thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu hoặc ngược lại:

Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Thế nhưng đôi khi có thể tự do về tiếng thứ hai của câu lục hay câu bát, có thể biến nó thành thanh trắc. Hoặc là câu lục giữ nguyên mà câu bát thì lại theo thứ tự T - B - T - B những câu thơ thế này ta gọi là lục bát biến thể.

Ví dụ:

Có xáo thì xáo nước trong T - T - B
Đừng xảo nước đục đau lòng cò con T - T - B - B

Hay:

Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non T - B - T - B

Cách gieo vần trong thơ lục bát: Thơ lục bát có cách gieo vần khác với các thơ khác. Có nhiều vần được gieo trong thơ nhiều câu chứ không phải là một vần, điều này tạo cho thơ lục bát tính linh hoạt về vần. Thể thơ lục bát thường được gieo vần bằng; tiếng cuối của câu lục hợp với tiếng thứ sáu của câu bát, tiếng thứ sáu của câu bát hợp với tiếng của câu lục tiếp; cứ như thế đến hết bài lục bát:

Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thay mà đau đớn lòng.

Như thế ngoài vần chân có ở hai câu 6 8, lại có cả vần lưng trong câu tám. Tiểu đối trong thơ lục bát: Đó là đối thanh trong hai tiếng thứ 6 (hoặc thứ 4) của câu bát với tiếng thứ 8 câu đó. Nếu tiếng này mang thanh huyền thì tiếng kia bắt buộc là thanh ngang và ngược lại.

Ví dụ:

Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

Ngoài đối thanh còn có đối ý:

Dù mặt lạ, đã lòng quen
(Bích câu kì ngộ)

Cách ngắt nhịp trong thơ lục bát: Thơ lục bát thông thường ngắt nhịp chẵn, là nhịp 2/2/2, hoặc 4/4 để diễn tả những tình cảm thương yêu, buồn đau...

Người thương/ơi hỡi/người thương
Đi đâu/mà để/buồng hương/lạnh lùng

Đôi khi để nhấn mạnh nên người ta đổi thành nhịp lẻ đó là nhịp 3/3: Chồng gì anh/ vợ gì tôi chẳng qua là cái nợ đòi chi đây. Khi cần diễn đạt những điều trắc trở, khúc mắc, mạnh mẽ, đột ngột hay tâm trạng bất thường, bất định thì có thể chuyển sang nhịp lẻ 3/3, 1/5, 3/5... Thể thơ lục bát với cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp giản dị mà biến hóa vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó rất dồi dào khả năng diễn tả. Đa số ca dao được sáng tác theo thể lục bát. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu có hơn 90% lời thơ trong ca dao được sáng tác bằng thể thơ này.

Từ những đặc trưng cấu trúc ngữ nghĩa trên có thể thấy về cơ bản thể thơ lục bát vẫn là thể thơ nền nã, chỉnh chu với những quy định rõ ràng về vần nhịp, về số tiếng mỗi dòng thơ, về chức năng đảm trách của mỗi câu trong thể. Tuy vậy cũng có lúc câu lục tràn sang câu bát, câu lục và câu bát dài quá khổ, có khi xê dịch phối thanh, hiệp vần... đó là dạng lục bát biến thể. Sự biến đổi đó là do nhu cầu biểu đạt tình cảm ngày càng phong phú, đa dạng phá vỡ khuôn hình 6/8 thông thường. Tuy nhiên dù phá khuôn hình, âm luật, cách gieo vần của thể thơ lục bát cơ bản vẫn giữ nguyên. Đó là dấu hiệu đặc trưng cho ta nhận biết nó vẫn là thể lục bát.

Bên cạnh lục bát truyền thống còn có lục bát biến thể là những câu có hình thức lục bát nhưng không phải trên sáu dưới tám mà có sự co giãn nhất định về âm tiết về vị trí hiệp vần... Hiện tượng lục bát biến thể là vấn đề đáng chú ý trong ca dao, chúng ta có thể xem xét một số trường hợp: Lục bát biến thể tăng, tiếng lục bát biến thể giảm số tiếng.

Xét về mặt nội dung thơ lục bát diễn đạt tâm trạng nhiều chiều của nhàn vật trữ tình. Thông thường người bình dân hay mượn thể loại văn vần này để bày tỏ nỗi lòng, tâm trạng của mình trong cuộc sống, sinh hoạt, tình yêu... do vậy thể thơ chủ yếu của ca dao vần là thể lục bát vì nó có khả năng diễn đạt tất thảy những cung bậc cảm xúc như: Tình yêu trai gái, tình yêu gia đình, xóm làng, yêu đồng ruộng, đất nước, yêu lao động, yêu thiên nhiên.... Dân tộc nào cũng có một thể thơ, một điệu nhạc phù hợp với cuộc sống của dân tộc đó. Lục bát là thể thơ hài hoà với nhịp đập của con tim, nếp nghĩ, cách sinh hoạt của người dân Việt Nam. Ca dao, tiếng nói mang đầy âm sắc dân tộc cũng được chuyển tải bằng lục bát. Việc sáng tạo thể thơ độc đáo này thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người bình dân, rất nhiều nhà thơ thành công nhờ thể thơ này. Những truyện thơ vĩ đại nhất của Việt Nam như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên đều được thể hiện bằng hình thức thơ lục bát. Sau này các nhà thơ hiện đại cũng đã rất thành công khi vận dụng thể lục bát trong các sáng tác của mình. Nguyễn Bính, Đồng Đức Bốn tiêu biểu cho dòng lục bát dân gian. Dòng lục bát trí tuệ có thể xem Lửa thiêng của Huy Cận trong phong trào Thơ Mới là thành tựu mở đầu. Dòng lục bát hiện đại có Bùi Giáng, Nguyễn Duy, Tố Hữu ...

Bởi cái chất duyên dáng, kín đáo, không ồn ào của lối nghĩ phương Đông, lục bát đã giữ cho mình luôn có cái vẻ nền nã. Ngày nay thể lục bát vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

2. Thuyết minh về thơ thất ngôn bát cú đường luật

Thể thơ thất ngôn bát cú được hình thành từ thời nhà Đường. Một thời gian dài trong chế độ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài. Thể thơ này đã được phổ biến ở nước ta vào thời Bắc thuộc và chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.

Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là vẫn bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Thể thơ quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc. Luật bằng trắc này đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, uyển chuyển cân đối làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca. Người ta đã có những câu nối vấn đề về luật lệ của bằng trác trong từng tiếng ở mỗi câu thơ: Các tiếng nhất - tam - ngũ bất luận còn các tiếng: nhị - tứ - lục phân minh. Tuy nhiên trong quá trình sáng tác bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang" được viết theo thể bằng:

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà t - T - b - B - t - T - B
Cỏ cây chen đá lá chen hoa t - B - b - T - t - B - B

Về vần, thể thơ thường có vần bằng được gieo ở tiếng cuối các câu 1 - 2 - 4 - 6 - 8. Vần vừa tạo sự liên kết ý nghĩa vừa có tác dụng tạo nên tính nhạc cho thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang", vẫn được gieo là vần "a".

Thể thơ còn có sự giống nhau về mặt âm thanh ở tiếng thứ 2 trong các cặp câu: 1 - 8, 2 - 3, 4 - 5, 6 - 7. Chính điều này tạo cho bài thơ một kết cấu chặt chẽ và nhịp nhàng trong âm thanh. Trong bài thơ "Qua Đèo Ngang": Câu 1 - 8 giống nhau ở tất cả các tiếng, trừ tiếng thứ 6 (TTBBTB) câu 2 - 3 giống nhau ở các tiếng 2, 4, 6 (BTB)...

Vế đối, thể thơ có đối ngẫu tương hỗ hoặc đối ngẫu tương phản ở các câu: 3 - 4, 5 - 6. Ở bài thơ "Qua Đèo Ngang" câu 3 - 4 hỗ trợ nhau để bộc lộ sự sống thưa thớt, ít ỏi của con người giữa núi đèo hoang sơ, câu 5 - 6 cùng bộc lộ nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả. Các câu đối cả về từ loại, âm thanh, ý nghĩa.

Cấu trúc của thể thơ thất ngôn bát cú gồm bốn phần: Hai câu đề nêu cảm nghĩ chung về người, cảnh vật, hai câu thực miêu tả chi tiết về cảnh, việc, tình để làm rõ cho cảm xúc nêu ở hai câu đề; hai câu luận: Bàn luận, mở rộng cảm xúc, thường nêu ý tưởng chính của nhà thơ; hai câu kết: Khép lại bài thơ đồng thời nhấn mạnh những cảm xúc đã được giãi bày ở trên. Cấu trúc như vậy sẽ làm tác giả bộc lộ được tất cả nguồn cảm hứng sáng tác, ngạch cảm xúc mãnh liệt để viết lên những bài thơ bất hủ.

Còn về cách ngắt nhịp của thể thơ, phổ biến là 3 - 4 hoặc 4 - 3 (2 - 2 - 3; 3 - 2 - 2). Cách ngắt nhịp tạo nên một nhịp điệu êm đềm, trôi theo từng dòng cảm xúc của nhà thơ.

Thể thơ thất ngôn bát cú thực sự là một thể tuyệt tác thích hợp để bộc lộ những tình cảm da diết, mãnh liệt đến cháy bỏng đối với quê hương đất nước thiên nhiên. Chính điều đó đã làm tăng vẻ đẹp bình dị của thể thơ. Có những nhà thơ với nguồn cảm hứng mênh mông vô tận đã vượt lên trên sự nghiêm ngặt của thể thơ phá vỡ cấu trúc vần, đối để thể hiện tư tưởng tình cảm của mình. Tóm lại, thể thơ thất ngôn bát cú mãi mãi là một trang giấy thơm tho để muôn nhà thơ viết lên những sáng tác nghệ thuật cao quý cho đời sau.

Bình luận (0)
Diễm Quỳnh
20 tháng 6 2018 lúc 20:56

Người phương Đông có những quan niệm khác nhau về mỗi một loài hoa : hoa hồng tượng trưng cho tình yêu, hoa lan là thứ hoa vương giả, hoa nhài là thứ hoa lãng mạn chỉ nở về đêm,.. Còn trong tâm thức của người Việt, hoa sen là loài hoa biểu tượng cho sự cao quý, thanh khiết, trong sạch của người dân Việt.

Hoa sen có nguồn gốc từ châu Á, hoa được đỡ bằng một cuống sen. Cuống hoa ấy nâng hoa vươn lên trên mặt nước. Lá sen rất xanh, có một lớp nhung trắng phủ trên bề mặt. Hoa sen mọc trong bùn, sống trong bùn nhưng vươn lên khỏi bùn để hướng lên mặt trời mà không hề bị bùn làm vấy bẩn. Nếu để ý kỹ, ta có thể thấy chỗ nước ngay dưới cuống sen tuy là nước bùn nhưng lại rất trong, bùn xung quanh cuống thì lắng xuống tận đáy. Phải chăng, đó chính là khả năng thanh tẩy đến mức hoàn hảo của bông sen mà không một loài hoa nào có được? Chính vì vậy, hình ảnh hoa sen luôn làm cho người ta liên tưởng đến những con người được sinh ra, tồn tại giữa cuộc đời nhưng đã vượt khỏi sự tham lam, dục vọng. Những đóa sen thơm tỏa ngát còn gợi đến hình ảnh những con người sống giữa hoàn cảnh khó khăn, đầy chông gai nhưng vẫn chân chất, hiền hòa, vị tha.

Sen là món quà vô giá tự nhiên bởi từ sen có thể chế biến thành những thực phẩm bổ dưỡng, những bài thuốc đặc biệt. Gương sen hình phễu, nhẹ, xốp, màu đỏ tía, không có mùi, có tác dụng cầm máu rất hiệu quả nên được chế biến thành nhiều loại thuốc để chữa bệnh cao huyết áp. Hạt sen nhỏ, màu vàng vừa là món ăn dân dã quen thuộc, lại vừa là một loại thốc rất tốt để chữa bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh. Tâm sen có màu xanh, nằm giữa hạt sen, có thể dùng để ướp trà. Lá sen khô, nghiền vụn, là lá sen tươi thái nhỏ hòa với nước uống mỗi ngày còn giúp thanh nhiệt. Ngó sen vừa là một loại thuốc chữa bệnh về gan, lại là món ăn bổ dưỡng giúp tiêu hóa. Trong mỗi bữa ăn, có một bát nộm ngó sen thì ngon phải biết! Nó mang đậm bản sắc dân tộc kết hợp với trầu cau, trà mang lại một bữa ăn ấm áp, thân thương vui vẻ mà lịch sự.

Ở Việt Nam, sen được xếp vào bộ tứ quý:lan, sen, cúc, trúc. Hoa sen rất thích hợp với môi trường có khí hậu nhiệt đới như nước ta. Hoa sen có mặt ở khắp mọi nơi từ Bắc vào Nam, gần gũi và thân thương với mọi người như cây tre, cây đa,... Neus như ở miền Bắc hoa sen chỉ nở vào mùa hè thì ở hầu hết miền Nam, quang năm đâu đâu cũng thấy sen khoe sắc thắm. Làng quê nơi Bác sinh ra cũng có teen là Làng Sen. Và có lẽ hoa sen đẹp nhất khi được ví với hình tượng Bác Hồ, người Cha già dân tộc, vị lãnh tụ vô cùng kính yêu của chúng ta:

"Tháp Mười đẹp nhất bông sen,

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ"

Hoa sen luôn là nguồn cảm hứng bất tuyệt của thi ca và nghẹ thuật:

"Trong đầm gì đẹp bằng sen,

Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng.

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn."

Trong Phật giáo, hoa sen được tôn quý và chiếm một vị trí rất quan trọng. Theo truyền thuyết, Phật tổ Thích Ca được sinh ra từ đóa sen vàng. Hoa sen biểu tượng cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện và phát triển của Phật giáo, trí tuệ dẫn đến Niết bàn.

Hãng hàng không Việt Nam Airlines đã chọn hình ảnh bông sen hồng sáu cánh làm biểu tượng. Phải chăng đó cũng là biểu tượng mà người Việt Nam muốn cho bạn bè quốc tế khắp năm châu biết đến? Hình ảnh bông sen sẽ in đậm trong tâm trí của mỗi người về một đất nước anh hùng bất khuất, dù phải trải qua nhiều cuộc bể dầu, bao trận chiến tang thương, khốc liệt nhưng vẫn vững vàng và hội nhập với thế giới.

Dù cho trải qua bao cuộc đời thay đổi, hoa sen vẫn giữu được vẻ đẹp, mùi hương dịu dàng giống như con người Việt Nam luôn vượt lên để tỏa sáng như đóa sen vươn mình để đón nắng mai nơi bùn đất. Và rồi một ngày không xa, sắc sen sẽ rạng rỡ giữa cuộc đời mến thương.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Phàn Tử Hắc
Xem chi tiết
Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Lie Tie
Xem chi tiết
ngocanh nguyen
Xem chi tiết
Hoa Phương
Xem chi tiết
thanh dat nguyen
Xem chi tiết
 Trang Ngu
Xem chi tiết
Kiều Oanh
Xem chi tiết
♌♋□ 📄&🖰
Xem chi tiết