a) Phép quay ngược chiều 180° tâm O biến điểm A thành điểm A’.
Khi đó A’ thuộc đường tròn (O; OA) sao cho tia OA quay ngược chiều kim đồng hồ đến tia OA’, điểm A tạo nên cung AA’ có số đo 180°.
Suy ra OA’ = OA và \(\widehat{AOA'}=180^o\) hay ba điểm A, O, A’ thẳng hàng.
Vậy O là trung điểm của AA’ hay điểm A’ có đối xứng với điểm A qua O.
b) Phép quay thuận chiều α° tâm O biến điểm A thành điểm B.
Khi đó điểm B thuộc đường tròn (O; OA) sao cho tia OA quay thuận chiều kim đồng hồ đến tia OB, điểm A tạo nên cung AB có số đo α°.
Suy ra OB = OA và \(\widehat{AOB}=\alpha^o\).
Do đó điểm A thuộc đường tròn (O; OB) và tia OB quay ngược chiều kim đồng hồ đến tia OA, điểm B tạo nên cung BA có số đo α°.
Vậy phép quay ngược chiều α° tâm O có biến điểm B thành điểm A.