5) Giun đũa có đặc điểm thích nghi với đời sống kí sinh ở ruột non người:
+Cơ thể dài thuôn nhọn 2 đầu, có vỏ cuticun bao bọc cơ thể bảo vệ cơ thể tránh tác dụng của dịch tiêu hóa ở ruột người,
+Hầu phát triển --> dinh dưỡng khỏe.
+ đẻ nhiều trứng (200.000 trứng/ngày), có khả năng phát tán rộng.
6) * vòng đời của giun đũa
- Giun đũa trưởng thành đẻ trứng => Trứng theo phân ra ngoài, dặp ẩm và thoáng khí phát triển thành ấu trùng trong trứng . Người ăn phải. Trứng giun đến ruột non ấu trùng chui ra --> vào máu đi qua gan -> tim -> phổi rồi về lại ruột non mới chính thức ký sinh ở đấy.
*Vòng đời của sán lá gan
Sán lá gan trưởng thành -------> đẻ trứng ----> ra ngoài (gặp nước)---> Ấu trùng có lông ------> Ấu trùng (kí sinh trong ốc ruộng) ----------> Ấu trùng có đuôi (môi trường nước) ------> Kết kén (bám vào rau bèo) ---->
trâu bò ăn phải ----->Sán lá gan (kí sinh trong gan mật trâu bò)
7) biện pháp phòng tránh:
- Vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân thật tốt.
- Ăn chín uống sôi
- Tẩy giun sán định kỳ, nhất là ở trẻ em.
- Khi mắc bênh phải dùng thuốc tẩy giun theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc.
- Ăn ở sạch sẽ, không ăn rau sống chưa qua sát trùng, không uống nước lã, rửa tay trước khi ăn. Thức ăn phải đế trong lồng bàn, vệ sinh sạch sẽ (tay, chân và đồ dùng trong nhà không để bụi bám vào), trừ diệt ruồi nhặng, xây hố xí(Nhà vệ sinh) phải bảo đảm vệ sinh một cách khoa học (tự hoại hoặc 2 ngăn,..). Phòng chống giun đũa kí sinh ở ruột người là vấn đề chung của xã hội, cộng đồng mà mỗi người phải quan tâm thực hiện.