Bài 13 : Địa hình bề mặt Trái đất

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Taehyng Kim

1trình bày hiện các mùa trên trái đất.

2 a cấu tạo bên trong của trái đất gồm mấy tầng lớp?kể tênc

b trình bày đặc điểm cấu tạo của lớp cỏ trá gìi đất?

3 núi lửa là gì ?giải thích tại sao núi lửa có nhiều tác hại nhưng dưới chân núi lửa vẫn có nhiều người sinh sống tại đó.

lê anh tuấn
15 tháng 12 2017 lúc 16:50

1.trình bày hiện các mùa trên trái đất.

Mùa là một phần thời gian của năm, nhưng có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu. Nguyên nhân gây ra các mùa là do trục trặc của Trái đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất không đổi phương trong không gian.

Các nước theo dương lịch ở bán cầu Bắc lấy bốn ngày: xuân phân ( 21 – 3), hạ chí ( 22 – 6), thu phân ( 23- 9) và đông chí( 22 – 12) là bốn ngày khởi đầu của bốn mùa. Ở bán cầu Nam, bốn mùa diễn ra ngược với bán cầu Bắc.

Trong khoảng thời gian từ ngày 21 – 3 đến 23 – 9 , bán cầu Bắc ngả về phía Mặt trời, nên bán cầu này có góc chiếu sáng lớn, diện tích chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối, đó là mùa xuân và hạ của bán cầu Bắc, ngày dài hơn đêm.

Trong khoảng thời gian từ ngày 23 – 9 đến 21 – 3, bán cầu Nam ngả về phía Mặt trời, nên bán cầu này có góc độ chiếu sáng lớn, đó là mùa xuân và mùa hạ của bán cầu Nam, ngày dài hơn đêm. Ở bán cầu Bắc thì ngược lại.

Riêng hai ngày 21 – 3 và 23 – 9, Mặt thẳng góc xuống Xích đạo lúc 12 giờ trưa nên thời gian chiếu sáng cho hai bán cầu là như nhau.

Ở Xích đạo, quanh năm có độ dài ngày và đêm khác nhau, càng xa Xích đạo, độ dài ngày và đêm càng chênh lệch nhiều.

lê anh tuấn
15 tháng 12 2017 lúc 16:51

2 a cấu tạo bên trong của trái đất gồm mấy tầng lớp?kể tênc:

Cấu tạo của Trái Đất
_Trái Đất có dạng phỏng cầu hơi dẹt ở hai cực), bán kính ở xích đạo bằng 6378 km, bán kính ở hai cực bằng 6357 km. khối lượng riêng trung bình là 5520 kg/m3.
_Trái Đất được cấu tạo theo 3 lớp
+ Lõi bán kính vào khoảng 3000 km, cấu tạo chủ yếu bởi sắt và niken ( nhiệt độ khoảng 3000-4000oC)Lõi chia làm 2 phần: nhân ngoài và nhân trong.
*Nhân ngoài từ độ sâu 2900 km đến 5100 km, áp suất từ 1.3 triệu atm đến 3.1 triệu atm, vật chất tồn tại ở thể lỏng.
*Nhân trong từ độ sâu 5100 km đến 6370 km, áp suất từ 3 triệu atm đến 3.5 triệu atm, chủ yếu là kim loại nặng (Fe, Ni) nên còn gọi là nhân Nife.
+Lớptrunggian
(Lớp Manti) bao quanh lõi, gồm 2 tầng:
* Tầng Manti trên, từ 15 km đến 700 km, là một lớp vật chất quánh dẻo.
*Tầng Manti dưới, từ 700km đến 2900 km.
+Lớp vỏ ngoài cùng dày khoảng 35 km, Gồm hai thành phần là vỏ đại dương và vỏ lục địa. Vỏ đại dương từ 15 km, vỏ lục địa từ 70 km cấu tạo chủ yếu bởi đá granit.
_Vật chất ở trong vỏ có khối lượng riêng là 3300 kg/m3.

lê anh tuấn
15 tháng 12 2017 lúc 16:55

3. núi lửa là gì:

Núi lửa là núi có miệng ở đỉnh, qua đó, từng thời kỳ, các chất khoáng nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài. Núi lửa phun là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất hoặc các hành tinh vẫn còn hoạt động địa chấn khác, với các vỏ thạch quyển di chuyển trên lõi khoáng chất nóng chảy. Khi núi lửa phun, một phần năng lượng ẩn sâu trong lòng hành tinh sẽ được giải phóng.

lê anh tuấn
15 tháng 12 2017 lúc 16:56

giải thích tại sao núi lửa có nhiều tác hại nhưng dưới chân núi lửa vẫn có nhiều người sinh sống tại đó:

Trong khoảng giữa các thời kỳ phun trào dung nham thì các ngọn núi lửa thường khá hiền lành. Ngày nay có khoảng 500 triệu người sinh sống gần hoặc cạnh kề các ngọn núi lửa đang hoạt động, trong đó có nhiều thành phố lớn nằm kề các ngọn núi lửa đang hoạt động.

Các ngọn núi lửa cũng là nơi đem đến cho con người nhiều tài nguyên khoáng sản, năng lượng địa nhiệt, đất đai canh tác màu mỡ và cả tiềm năng du lịch.

Nguồn tài nguyên khoáng sản

Dung nham mắc-ma phun trào từ trong lòng quả đất có chứa rất nhiều thành phần khoáng sản. Nhiều khoáng sản khác nhau tại các địa phương khác nhau có núi lửa hiện đang hoạt động. Các khoáng sản này bao gồm thiếc, bạc, vàng, đồng và thậm chí kim cương cũng hiện diện trong đá núi lửa.

Hầu hết các thành phần khoáng sản trên thế giới, đặc biệt là đồng, vàng, bạc, chì và kẽm đều có mối quan hệ với các khối đá nằm ẩn sâu bên dưới các núi lửa đã tắt. Các ngọn núi lửa đã tắt này là nơi lý tưởng cho sự phát triển của ngành công nghiệp khai mỏ quy mô lớn và các hoạt động khai mỏ nhỏ lẻ mang tính cá nhân hoặc do một nhóm nhỏ dân địa phương chung tay khai thác.

Núi lửa Popocatapetl - một thắng cảnh du lịch tại Mexico.

Các ngọn núi lửa đã tắt và đang hoạt động đều có cùng giai đoạn khoáng hóa, chúng đem lại cho nhân loại nguồn tài nguyên khoáng sản hết sức dồi dào. Các loại khí nóng phun lên mặt đất thông qua các lỗ khí cũng mang lại cho con người các khoáng chất, đặc biệt là sulphur ở dạng đặc và cứng. Dân cư tại các núi lửa này tha hồ nhặt sulphur đặc và đem bán kiếm lời.

Năng lượng địa nhiệt

Địa nhiệt năng nghĩa là nhiệt nóng từ trong lòng đất. Có một cách khai thác nguồn năng lượng này thông qua việc xây dựng ngôi nhà của bạn trên một lỗ thông hơi nóng thiên nhiên, bởi vì không ai dự báo vị trí chính xác của địa nhiệt năng, ngoài ra nó rất nguy hiểm.

Hơi nóng từ trong lòng đất được sử dụng để chạy các tuốc-bin sản sinh ra điện năng, hoặc được ứng dụng cho nhu cầu sinh hoạt của các hộ gia đình và chạy máy nước nóng. Nếu không có sẵn hơi nóng thiên nhiên, buộc người ta phải khoan một vài lỗ thông khí sâu vào trong lòng các khối đá nóng, bơm nước lạnh vào một hố, hơi nóng từ hố khác lân cận đó sẽ bay lên.

Hơi nóng này không được sử dụng ngay bởi vì nó còn tồn tại quá nhiều chất khoáng hòa tan có thể kết tủa và làm tắc nghẽn các ống dẫn khí nóng, gặm mòn bề mặt các kim loại và tiếp đến là làm ngộ độc nguồn nước sinh hoạt. Băng Đảo hiện là quốc gia đi đầu thế giới về khai thác địa nhiệt năng, ước tính 2/3 điện năng của Băng Đảo xuất phát từ hơi nóng được khai thác trực tiếp từ thiên nhiên. Thứ hai là New Zealand và cuối cùng là Nhật Bản là những quốc gia ứng dụng hiệu quả nguồn địa nhiệt năng.

Đất đai màu mỡ

Đá núi lửa rất giàu các khoáng chất thiên nhiên, nhưng khi các khối đá này nguội đi thì vẫn không tỏ ra hữu dụng với các loài cây trồng. Phải mất hàng ngàn năm, các khối đá núi này mới bị bể vụn ra do tác động của thời tiết tạo thành một lớp đất hết sức màu mỡ.

Vùng thung lũng Vết đứt gãy châu Phi, khu vực núi Elgon (Uganda), và khu vực Naples (gồm cả núi Vesuvius, Italia) có diện tích đất đai màu mỡ hơn cả, là do kết quả từ hai vụ phun trào dung nham cách đây 35.000 năm và 12.000 năm. Cả hai vụ phun trào này để lại một lớp bột tro dày đặc và đá núi lửa qua ngàn năm vỡ vụn mà thành. Ngày nay, đây là nơi thu hoạch những vụ mùa bội thu với các sản phẩm nông nghiệp hoàn hảo là nho, rau củ quả, cam, chanh, dược thảo, hoa và thịnh vượng nhất là canh tác cà chua.

Hoạt động du lịch

Hàng năm vào các mùa khác nhau, các ngọn núi lửa thu hút hàng triệu du khách tham quan. Đa phần du khách chờ đến thời khắc được tận mắt ngắm nhìn những khối tro bụi nóng màu đỏ lửa bắn tung lên bầu trời. Những ngọn núi lửa ít hoạt động thì lại cuốn hút du khách bởi việc chiêm ngưỡng những màn hơi và khói thoát ra từ các lỗ thông khí thiên nhiên trên mặt đất.

Quanh các núi lửa thường là các hồ tắm ấm áp, những suối nước nóng, những hồ bùn luôn sủi bong bóng và các lỗ thông khí thiên nhiên. Các mạch nước phun nước nóng luôn là những điểm đến hấp dẫn du khách như suối phun Old Faithful tại Vườn Quốc gia Yellowstone (Mỹ).

Băng Đảo tự hào là vùng đất của lửa và băng giá, còn chinh phục du khách bởi một tổng thể các núi lửa và suối phun hơi nóng. Hoạt động du lịch còn tạo ra công ăn việc làm tại các cửa hàng, nhà hàng, khách sạn, các trung tâm du lịch và các khu vườn quốc gia. Nền kinh tế tại các địa phương có núi lửa đang hoạt động luôn bình ổn trong suốt năm.

Ở Uganda, một quốc gia còn nghèo khó thì khu vực quanh ngọn núi lửa Elgon thực sự là một công trường du lịch sầm uất, hấp dẫn du khách bởi phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, các thác nước khổng lồ, đời sống hoang dã, các hoạt động leo núi, đi bộ và nhiều khu nghỉ sang trọng

lê anh tuấn
15 tháng 12 2017 lúc 16:57

Đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất:

- Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất. Lớp này rất mỏng, chỉ chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất.

- Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi một số địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng này có bộ phận nổi cao trên mực nước biển là lục địa, các đảo và có bộ phận trũng và thấp bị nước bao phủ là đại dương.

- Các địa mảng không cố định một chỗ mà di chuyển chậm. Nếu như hai lớp địa mảng tách xa nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng, vật chất dưới sâu sẽ trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương. Nếu hai địa mảng xô vào nhau thì ở chỗ tiếp xúc của chúng, đá sẽ bị nèn ép, nhô lên thành núi. Đồng thời ở đó cũng sinh ra núi lửa và động đất.


Các câu hỏi tương tự
huy 123
Xem chi tiết
huy 123
Xem chi tiết
Linh Đồng HÀ
Xem chi tiết
lâm:)
Xem chi tiết
Phạm Hải Nam
Xem chi tiết
Vũ thùy anh
Xem chi tiết
Duy Nguyễn
Xem chi tiết
Tạ Minh Trí
Xem chi tiết
Nguyen Minh Tuan
Xem chi tiết