1,chứng minh châu nam cực là hoang mạc lạnh nhất thế gới
2,vì sao châu đại dương được mệnh danh là thiên đàng xanh ?
3,nêu đặc điểm dân cư của châu đại dương
4,nêu đặc điểm về vị trí,địa hình,khí hậu,sông ngòi,thực vật ở châu âu
5,chứng minh châu âu có sự đa dạng về gôn ngữ và tôn giáo
6,nêu đặc điểm dân số,mức đọ đo thị hoá của châu âu
HELP ME
1, - Do nằm ở vùng cực, nên về mùa đông đêm địa cực kéo dài, còn mùa hạ tuy có ngày kéo dài, song cường độ bức xạ rất yếu và tia sáng bị mặt tuyết khuếch tán mạnh, lượng nhiệt sưởi ấm không khí không đáng kể. Do vậy, châu Nam Cực có khí hậu lạnh gay gắt và là hoang mạc lạnh nhất thế giới.
1. châu nam cực là hoang mạc lạnh nhất thế giới :
– Khí hậu rất giá lạnh – được coi là “cực lạnh” của thế giới.
– Nhiệt độ quanh năm dưới 0oC.
– Là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới, vận tốc gió thường trên 60km/giờ.
+ Địa hình: Toàn bộ lục địa bị băng phủ, tạo thành cao nguyên băng khổng lồ, cao trung bình trên 2000m.
– Thể tích băng lên tới trên 35 triệu km3.
+ Sinh vật: Thực vật không thể tồn tại. Động vật khá phong phú với các loài có khả năng chống chịu với giá lạnh như: chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo, cá voi xanh và các loài chim biển sống ở ven lục địa.
1.
1. châu nam cực là hoang mạc lạnh nhất thế giới :
– Khí hậu rất giá lạnh – được coi là “cực lạnh” của thế giới.
– Nhiệt độ quanh năm dưới 0oC.
– Là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới, vận tốc gió thường trên 60km/giờ.
+ Địa hình: Toàn bộ lục địa bị băng phủ, tạo thành cao nguyên băng khổng lồ, cao trung bình trên 2000m.
– Thể tích băng lên tới trên 35 triệu km3.
+ Sinh vật: Thực vật không thể tồn tại.
2. vì :
Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm, lượng mưa nhiều quanh năm nên rừng xích đạo và rừng mưa nhiệt đới cùng với các rừng dừa phát triển xanh tốt quanh năm.
3.
– Dân số ít, mật độ thấp khoảng 3,6 ng/km², phân bố không đều
+ Đông dân : Đông và Đông nam Ôxtrâylia, Niudilen
+Thưa dân: ở các đảo
– Đặc điểm dân thành thị chiếm tỉ lệ cao khoảng 69%. Tỉ lệ cao nhất ở NiuDilen, Ôxtrâylia.
– Đặc điểm thành phần dân cư
. Người bản địa: Chiếm 20% (người Polinêđieng gốc Ôxtrâylia và Mêlanêđieng).
. Người nhập cư: khoảng 80%, gồm người gốc Âu (đông nhất) và người gốc Á.
4.
a)Vị trí
– Châu Âu là 1 bộ phận của lục địa Á-Âu với diện tích >10 triệu km2
– Giới hạn: Từ 36oB – 71oB
+ Bắc giáp Bắc Băng Dương
+ Nam giáp biển Địa Trung Hải
+ Tây giáp Đại Tây Dương
+ Đông giáp châu Á
– Bờ biển lại cắt xẻ mạnh, biển ăn sâu vào đất liền tạo nhiều bán đảo, vũng, vịnh.
b) Địa hình
– Đồng bằng chiếm 2/3 diện tích kéo dài từ tây sang đông gồm đồng bằng tây Trung Âu và Đông Âu.
– Núi già ở phí Bắc và Trung Tâm
– Núi trẻ ở phía tây, Nam và Trung Âu.
c). Khí hậu
– Đại bộ phận lãnh thổ châu Âu có khí hậu ôn đới.
– Một phần nhỏ ở phía bắc có khí hậu hàn đới.
d). Sông ngòi
– Mật độ sông ngòi dày đặc.
– Sông có lượng nước dồi dào.
– Các sông quan trọng: Đa-nuyp, Rai-nơ và Von-ga.
e) Thực vật
– Thảm thực vật thay đổi từ tây sang đông và từ bắc xuống nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa:
+ Ven biển Tây Âu: rừng lá rộng.
+ Sâu trong nội địa: rừng lá kim.
+ Phía Đông Nam: thảo nguyên.
+ Ven Địa Trung Hải: rừng lá cứng.
5.
– Các tôn giáo chính ở châu Âu : đạo Thiên chúa, đạo Tin Lành, đạo Chính Thống và một số theo đạo Hồi.
– Châu Âu có nhiều dân tộc sống đan xen, đa dạng về ngôn ngữ.
+ Ngôn ngữ La tinh: Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, I-ta-li-a, Ru- ma- ni,…
+ Ngôn ngữ Giéc-man: Anh, Bỉ, Đức, Áo, Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển.
+ Ngôn ngữ Xla-vơ: Nga, Xlô-va-ki-a, Xéc-bi, Xlô-vê-ni-a, Bun-ga-ri, U-crai-na, Bê-la-rút, Ba Lan, Séc,…
6.
– Dân cư khoảng 727 triệu người (2001).
– Tỷ lệ gia tăng tự nhiên chưa tới 0.1%
– Mật độ dân số 70 người/km2
– Nơi đông dân: các đồng bằng, thung lũng lớn và vùng duyên hải
– Nơi thưa dân: phía bắc và vùng núi cao
– Mức độ đô thị hóa cao: 75% dân cư sống trong các đô thị
– Các thành phố nối tiếp nhau tạo thành dải đô thị, đô thị hóa nông thôn phát triển.
6.
– Dân cư khoảng 727 triệu người (2001).
– Tỷ lệ gia tăng tự nhiên chưa tới 0.1%
– Mật độ dân số 70 người/km2
– Nơi đông dân: các đồng bằng, thung lũng lớn và vùng duyên hải
– Nơi thưa dân: phía bắc và vùng núi cao
– Mức độ đô thị hóa cao: 75% dân cư sống trong các đô thị
– Các thành phố nối tiếp nhau tạo thành dải đô thị, đô thị hóa nông thôn phát triển.