1,bằng một đoạn văn khoảng 12câu hãy nêu cảm nhận của e về đoạn thơ khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng.." . Trong đoạn văn có sử dụng câu cảm thán và một câu bị động
2, bằng một đoạn văn khoảng 12câu hãy nêu cảm nhận của e về đoạn thơ nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ trong câu sử dụng câu hỏi tu từ và một trợ từ
1) Bài làm:
Đọc bài thơ "Quê hương" sâu sắc với những vần thơ bình dị mà gợi cảm của tác giả tài hoa Tế Hanh, ấn tượng nhất chính là khổ thơ hai trong bài khi gợi lên khung cảnh xao xuyến lòng người lúc đoàn thuyền ra khơi đánh cá.(1) Thật vậy, tác giả mở đầu khổ thơ bằng nét bút hết sức mềm mại :"Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng", nổi bật lên thời điểm ra khơi chính là thời tiết vô cùng đẹp, mưa thuận gió hòa, trời trong biển lặng cùng với làn gió nồng mặn mùi biển mà chỉ có làng chài nơi đây mới có đc, vốn dĩ ra khơi vào thời điểm thiên nhiên hòa thuận như vậy mà không phải vào những khi trời giông bão tố, mưa gió hoành hành là bởi họ lo lắng cho tính mạng con người, họ đoàn kết và dũng cảm, có nhau khi gặp trắc trở, cùng nhau vượt khó mà làm nên sức mạnh của dân chài lưới không bao giờ chịu khuất phục trước khó khăn hoạn nạn.(2) Tiếp đến tác giả có câu: "Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.", ý chỉ những con người khỏe mạnh kiên cường cùng chiếc thuyền mấp mô trên những con sóng bạc đầu đi bắt các mẻ cá đầy và điều này được thể hiện rõ nhất qua cụm từ "trai tráng" trong câu.(3) Chẳng những thế, Tế Hanh đã vô cùng thành công trong nghệ thuật so sánh ở câu 3 trong khổ.(4) Chiếc thuyền được ông ví như con tuấn mã khỏe đẹp, "phi nước kiệu" nhanh mà nhẹ qua từng con sóng giữa đại dương xanh thăm thẳm.(5) Chao ôi!(6) Khung cảnh sinh động được tác giả gói gọn trong duy chỉ một câu thơ nhưng vẫn giữ được nét tươi sáng, khỏe khoắn và đầy sức sống đã chiếm trọn con tim của các độc giả.(7) Có lẽ Tế Hanh đc biết đến rằng khéo léo trong việc dùng từ hay chăng?(8) Bởi cách sử dụng các tính từ như "trong, nhẹ, hồng, mạnh mẽ" hay vô vàn động từ mạnh như "hăng, phăng, vượt" đều vô cùng sáng suốt.(9)Tác giả tài ba của chúng ta một lần nữa sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, ví cánh buồm thâu góp gió, đẩy thuyền đi nhanh, to lớn, vĩ đại y như một linh hồn của làng chài mặn mùi sóng biển.(10) Qua đó, ta thấy Tế Hanh vừa là một thi nhân tài giỏi lại vừa là một đứa con yêu quê hương thắm thiết, nhờ có ngòi bút điêu luyện của ông, khổ thơ thứ 2 trong tác phẩm ý nghĩa cũng như đứa con tinh thần mang tên "Quê hương" đã đem lại cho người đọc cảm giác trong thơ như có họa, bài thơ như nhắc nhở các vị độc giả rằng có đi đâu cũng phải nhớ về nơi chôn rau cắt rốn của chính bản thân mỗi người.(11) Nói tóm lại, với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, khổ 2 bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài; bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.(12)
*) Chữ in đậm: câu bị động.
Chữ in nghiêng: câu cảm thán.