Đề cương ôn tập văn 8 học kì II

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
chu thị linh chi

1, Viết bài văn kể lại cảnh không khí ngày Tết sinh hoạt ngày Tết trên quê hương em

2, Thuyết minh về cách gói bánh chưng

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
9 tháng 2 2019 lúc 10:49

1.

Quê em ở nông thôn, ngày Tết tuy không nô nức, rộn rã, ồn ào nhưng cũng tưng bừng chẳng kém gì thành phố. Những ngày đầu xuân mới ở quê em, suốt mấy năm nay vì thế mà lúc nào cũng thấy cảnh cả đất trời lẫn con người hòa hợp gắn bó thân thiết và vui vẻ lắm!

Không khí xuân hầu như bắt đầu từ trong lũ trẻ tụi em vào nửa sau tháng Chạp. Đến ngày hai tám hai chín hàng năm thì xóm làng đã vui vẻ lắm rồi! Lũ trẻ con, đứa nào cũng mừng vì được đi chợ Tết, được sắm bao nhiêu đồ mới. Còn người lớn thì mừng vì cuộc sống ngày một khấm khá hơn.

Ngày tết bắt đầu dư dả. Đêm ba mươi tết, cả làng tụ họp ở nhà văn hóa vui vẻ ôn lại những thành quả đã qua và hồi hộp chờ đợi năm mới với những ước vọng tốt lành. Tuy nhiên ngày Tết chỉ thực sự tưng bừng bắt đầu từ sáng hôm mùng một. Ngày Tất ở quê em thường năm nào cũng hơi lành lạnh. Không khí buổi sáng đầu năm gợi cho tất cả mọi người một cảm giác quen quen.

Dù trời lạnh nhưng hình như bầu trời lúc nào cũng quang và sáng. Khoảng giữa buổi sáng khi bữa cơm hội tụ cả gia đình đã xong, mọi người bắt đầu kéo nhau ra đường và đi chúc tụng. Ngày hôm ấy không kể người già hay trẻ, quen hay lạ,... ai ai cũng gửi đến nhau những lời chúc chúc tốt lành.

Ông bà họ hàng và những người thân quen được ưu tiên thời gian và ưu tiên cho những cho những lời chúc trước. Xong đâu đấy lũ trẻ chúng em bắt đầu tụ lại ở đám hội đầu làng. Chỗ ấy là một bãi đất rộng, giữa có trồng một cây đu rất lớn để chào đón người làng và du khách. Khoảng đất còn lại bày ra bao trò chơi quen thuộc của dân gian.

Những ai mê chọi gà thì chen vào giữa đám đông bên phải. Ở giữa bãi, không biết người làng tuyển từ đâu về rất nhiều gà chọi. Đáng chú ý nhất là những chú gà đã được huấn luyện kì công, ra trận thi đấu mà quyết tử và dũng mãnh cứ như một võ tướng ngày xưa vậy. Ai mê đánh cờ thì lại chen vào phía trái. ở đó bày la liệt những bàn cờ tướng, với không biết bao nhiêu kẻ thù.

Những nước cờ biến hóa không lường cũng hấp dẫn không kém gì mấy chú gà đang trong cựa sắc bên kia. Phía trước mặt là bãi chơi dành cho những trò thể thao khỏe mạnh như bóng chuyền hay cầu lông. Chỗ ấy cũng tụ họp các anh chị thanh niên đang ngồi ca hát rất vui mừng. Loáng cái buổi chiều đã qua đi một ngày đầu xuân vui vẻ cũng đã hết.

Lũ trẻ sau bữa cơm tối lại tiếp tục họp ở bãi đất trống đầu làng cười nói nô đùa vui vẻ. Cảm giác đón xuân trên quê em thật là sung sướng. Làng quê tuy nghèo và giản dị nhưng từ lúc lớn lên, chưa bao giờ em thấy không khí Tết lại vắng tiếng vui đùa hay đơn thuần chỉ vắng đi một chút nhịp sống ồn ào và khỏe mạnh ấy.

Sách Giáo Khoa
12 tháng 1 2020 lúc 21:36

1. Khi cánh én nhỏ đã chấp chới bay trên bầu trời báo hiệu mùa xuân về, là lúc quê hương em bắt đầu bước vào không khí tấp nập của ngày Tết. Dường như tất cả đã chuyển mình đổi thay mãnh liệt, như khoác lên một tấm áo mới thay cho lớp áo già nua, cằn cỗi của mùa đông. Cái rét cắt da cắt thịt đã nhường chỗ cho cái nắng sớm vàng óng trên cành lá. Trong chợ, cái không khí của một cái Tết đã đong đầy trong từng thúng hàng của người dân. Góc phải chợ rực rỡ những cành đào hồng thắm. Những nụ hoa còn e ấp trong nụ búp hé mở những cánh hoa mịn mượt như đang gọi mùa xuân về. Những quả quất vàng ươm như hàng trăm mặt trời tí hon thắp sáng cả vùng rộng lớn. Đâu đó là hàng bán đồ Ông Công Ông Táo, những mẹt hàng bán lá dong gói bánh, những ống giang. Tiếng mặc cả náo nhiệt cả một vùng. Ngoài đường người đi mua sắm tấp nập, tiếng cười nói, bán mua cho một cái tết đủ đầy vang lên đầy ắp những đường ngõ. Bên đường, một ông cụ đang chặt ngọn tre cao vút làm cây nêu. Mấy đứa trẻ con nô đùa quanh những hàng bán pháo bông, chúng khoe với nhau tấm áo mới vừa được mẹ mua để diện trong những ngày tết. Em rảo bước trên con đường quê ngập đầy nắng. Ánh nắng sớm mai rải đầy trên con đường trải nhựa như báo hiệu một cái Tết ấm áp đang tràn về mà lòng cảm thấy vui đến lạ. Cái Tết tới một cách thật bình dị mà lại đẹp nao lòng đến như thế. Nó đã biến đổi làng quê vốn rất yên ả của em trở nên náo nhiệt, như khoác nên một diện mạo mới khiến lòng người vui say và nao nức lạ thường.

2. Nguyên liệu làm bánh chưng cũng rất đơn giản và quen thuộc gồm: Gạo nếp, đỗ xanh, thịt ba chỉ thơm ngon, hành và một số gia vị như hạt tiêu, muối …Tốt nhất là lá dong bánh tẻ, không già, không non thì gói bánh mới đẹp. Lạt giang chẻ sẵn, mỏng và mềm, màu vàng ngà, rất hợp gói với lá dong xanh. Gạo nếp cái hoa vàng dẻo thơm được ngâm trước từ đêm trước, đem xả rồi xóc cho ráo nước. Đậu xanh đãi sạch vỏ. Thịt lợn xắt miếng to cỡ nửa bàn tay ướp gia vị cho thấm. Lá dong đã được cắt cuống, rửa sạch, lau khô… Tất cả bày sẵn ra chiếc nong, chờ người gói. Các công đoạn gói bánh chưng tưởng chừng đơn giản mà khá tỉ mỉ. Đầu tiên trải lá ra mâm đong một bát gạo đổ vào, dàn đều rồi đổ nửa bát đỗ, xếp hai miếng thịt, lại thêm nửa bát đỗ, một bát gạo nữa. Ta đãi gạo che kín đỗ và thịt rồi nhẹ nhàng bẻ bốn góc lá cho vuông vức, sau đó xiết chặt từng chiếc lạt, thì ta đã có một chiếc bánh chưng hoàn thiện. Sau đó buộc lại từng cặp xếp vào nồi, đổ nước sôi và luộc với ngọn lửa nhỏ lom rom. Luộc bánh chưng thời gian khá dài từ 8 đến 10 tiếng tùy thuộc vào lượng bánh trong nồi. Tất cả những điều cơ bản được hoàn thành, ta chỉ việc ngồi đợi canh nồi đợi bánh chín thơm lừng.

Khách vãng lai đã xóa
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
9 tháng 2 2019 lúc 10:52

2.

Từ xa xưa, đã có rất nhiều người thuyết minh về quy trình làm bánh chưng. Trải qua hàng nghìn năm, bài thuyết minh về bánh chưng vẫn không hề thay đổi với nguyên liệu chính đó là gạo nếp.

Nguyên liệu làm bánh chưng - Lá rong - Gạo nếp - Đỗ xanh - Thịt ba chỉ - Lạt buộc, một số gia vị như hạt tiêu, muối,.. Những nguyên liệu không thể thiếu làm nên món bánh chưng.

Để có một chiếc bánh chuẩn bạn chỉ cần làm đúng theo thuyết minh về phương pháp làm bánh chưng sau đây:

Trước tiên là gạo nếp. Đây là nguyên liệu chính mang tính quyết định độ ngon của bánh. Gạo nếp khi được nấu chín rất dẻo đặc biệt có mùi thơm hấp dẫn. Để có một món bánh chưng tuyệt vời cần chú ý về cách chọn gạo mà ông cha ta đã thuyết minh về bánh chưng Việt Nam. Thư gạo nếp hạt phải căng, đều và có mùi thơm đặc trưng. Ngâm trong nước khoảng 5 - 8 giờ. Vo sạch lại với nước. Trộn với chút muối cho ngấm vị.

Tiếp theo là lá rong. Đây là phần vỏ bánh mang đến mùi thơm đặc biệt của bánh. Cây rong được trồng rất nhiều ở miền bắc Việt Nam. Lá có màu xanh đậm, gân lá vòng cung rõ ràng.

Khi thuyết minh về bánh chưng truyền thống, nhiều người thường dặn nên chọn những lá to tuy nhiên tùy vào kích thước bánh mà bạn có thể cân nhắc. Điều quan trọng đó là lá phải lành, không bị xé rách. Lá không quá già hoặc quá non. Sau khi mua về rửa sạch hãy đem hơ qua lửa hoặc phơi nắng cho mềm để thuận tiện khi gói.

Cuối cùng là phần nhân. Theo như thuyết minh về bánh chưng ngày Tết thì phần nhân gồm có đỗ xanh và thịt lợn. Đỗ xanh chọn loại có màu vàng tươi, thịt lợn thường dùng thịt ba chỉ. Đỗ ngâm nước tương tự như với gạo. Thịt ba chỉ cắt miếng mỏng và dài tùy vào kích thước bánh. Ướp với gia vị và bột tiêu.

Về lạt buộc bạn có thể mua sẵn nhưng chú ý đảm bảo độ mỏng và dai. Nếu không có lạt buộc chiếc bánh không thể được hoàn tất.

huyền thọai
8 tháng 1 2022 lúc 9:52

cặc tự mà làm


Các câu hỏi tương tự
Ngáo Ngơ Alice
Xem chi tiết
Long Nguyễn
Xem chi tiết
Chi AK47
Xem chi tiết
Tuấn Hà
Xem chi tiết
Hellohi
Xem chi tiết
?????
Xem chi tiết
Linh8A4nh21_22 Thái mỹ
Xem chi tiết
Lê thơm
Xem chi tiết
DinhViet Hieu
Xem chi tiết