1, vật bị nhiễm điện ( mang điện tích ) có những khả năng gì ? Lấy ví dụ minh họa .
2, Có mấy loại điện tích ? Các điện tích cùng loại có tính chất gì ? Các điện tích khác loại có tính chất gì ?
3, Dòng điện là gì , dòng điện có chiều được quý ước như thế nào ? Trình bày đặc điểm chung của nguồn điện ? Nguồn điện có tác dụng gì ? Kể tên một số nguồn điện mà em biết .
4, Chất dẫn điện là gì ? Chất cách điện là gì ? Lấy ví dụ minh họa .
5, Số ghì hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện cho biết điều gì? Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện tăng ( hay giảm ) thì cường độ dòng điện chạy qua dụng cụ điện như thế nào?
6, Viết công thức tính cường độ dòng điện trong mạch nối tiếp và song song .
7, Viết công thức tính hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp và song song.
1)- Có thể làm vật bị nghiễm điện bằng cách cọ xát
- Vật bị nghiễm điện( vật mang điện tích có khả năng hút các vật khác)
-VD: Khi cọ xát bút vào 1 thanh sắt, rồi sau đó đưa gần lại những mảnh giấy thì thấy bút hút mảnh giấy
2)- Có hai loại điện tichd
- Điện tích cùng loại thì chúng đẩy nhau
- Điện tích khác loại thì chúng hút nhau
3)- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng
- Chiều dòng điện từ cực dương qua dây dẫn tới các thiết bị điện, đến cực âm của nguồn
- Nguồn điện giúp các thiết bị điện hoạt động
-Nguồn điện có 5 tác dụng: + tác dụng từ
+ tác dụng hóa học
+ tác dụng sinh lí
+ tác dụng nhiệt
+ tác dụng phát sáng
- Một số nguồn điện như acquy; pin;...................
4) - Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua: nhôm, sắt , chì, .....
- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua: gỗ khô, nhựa,................
5) - Cho biết hiệu điện thế định mức của dụng cụ bằng điện
-Đối với một bóng đèn nhất định, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn.
6) - Cường độ song song: \(I=I_1+I_2+I_3\)
- Cường độ nối tiếp: \(I=I_1=I_2=I_3\)
7) - Hiệu điện thế mắc nối tiếp: \(U=U_1+U_2+U_3\)
- Hiệu điện thế mắc song song : \(U=U_1=U_2=U_3\)
1.
- Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác, có khả năng tạo ra tia lửa điện.
- VD: thước nhựa đã nhiễm điện có khả năng hút các vật khác; 2 quả cầu sắt đã nhiễm điện có thể tạo ra tia lửa điện...
2.
- Có 2 loại điện tích : điện tích âm và điện tích dương.
- Các vật có điện tích cùng loại sẽ đẩy nhau, các vật có điện tích khác loại sẽ hút nhau.
3.
- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
- Đặc điểm chung: mỗi nguồn điện đều có 2 cực: cực âm và cực dương.
- Tác dụng: cung cấp dòng điện cho các dụng cụ điện hoạt động
- VD: pin, acquy, ổ cắm điện, máy phát điện,...
4.
- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua: sắt, đồng, vàng, than chì, dung dịch muối, dung dịch acid,...
- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua: không khí, vải, thủy tinh, gỗ,...
5.
- Số ghi hiệu điện thế giữa 2 đầu dụng cụ điện cho biết giá trị hiệu điện thế giữa 2 đầu dụng cụ điện khi chưa mắc vào mạch.
- Hiệu điện thế giữa 2 đầu dụng cụ điện tăng (hay giảm) thì cường độ dòng điện chạy qua dụng cụ điện càng mạnh (hay yếu).
- Câu 6, câu 7 bạn tìm hiểu nha ( sorry )
Mình chỉ giúp bạn được đến đây thôi. Tick nha, chúc bạn học tốt !!