Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

1/ Trong các trường hợp trên, các chủ thể đã vi phạm quy định nào của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân? Vì sao?

2/ Theo em, hành vi vi phạm quyền, nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân có thể dẫn đến những hậu quả gì?

datcoder
18 tháng 7 lúc 17:27

1/

Trong trường hợp 1, anh D và chị O vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong kết hôn, vì theo điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: cấm người đang có vợ mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có vợ. Do đó, khi anh D đã có vợ mà anh và chị O vẫn chung sống như vợ chồng, vẫn tổ chức đám cưới là vi phạm quy định của pháp luật.

Trong trường hợp 2, S và chồng (anh họ) vi phạm quy định của pháp luật quyền và nghĩa vụ của công dân trong kết hôn, vì khi kết hôn với chồng, S chỉ mới 16 tuổi, chưa đủ độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật. Mặt khác, theo quy định của pháp luật thì những trường hợp có họ trong phạm vi ba đời sẽ không được kết hôn với nhau. S và chồng là anh em họ, do đó, hai người có mối quan hệ huyết thống đời thứ 3 với nhau. Như vậy, mối quan hệ hôn nhân của vợ chồng S là trái pháp luật (vi phạm điểm d khoản 2 Điều 5 luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014).

- Trong trường hợp 3, bố mẹ chị H và anh B vi phạm quyền, nghĩa vụ của công dân trong li hôn, vì pháp luật quy định: cấm hành vi cản trở li hôn nhưng bố mẹ chị H và anh B lại dùng nhiều cách để ngăn cản chị H thực hiện quyền li hôn của mình.

- Trong trường hợp 4, Anh M, chị K vi phạm quyền, nghĩa vụ của công dân trong li hôn, vì pháp luật cấm hành vi li hôn giả nhưng anh M và chị K vẫn thực hiện hành vi này để tránh ảnh hưởng từ nợ xấu ngân hàng. Ngoài ra, anh M còn có dấu hiệu lừa dối chị K để li hôn vì mục đích trục lợi, do đó, hành vi của anh M là vi phạm pháp luật.

2/ Hành vi vi phạm quyền, nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân có thể dẫn đến những hậu quả như:

+ Khiến công dân gặp khó khăn hoặc không thể thực hiện các quyền kết hôn, li hôn của mình;

+ Ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ, tinh thần, tính mạng;

+ Ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của bà mẹ và trẻ em;

+ Ảnh hưởng xấu đến chất lượng dân số; gia tăng đói nghèo;

+ Gây rối loạn an ninh trật tự, an toàn xã hội;

+ Người vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật;...