Câu 1 :
Ở vùng núi, khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao. Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao 100 m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6°C. Từ trên độ cao khoảng 3000m ở đới ôn hoà và khoảng 5500 m ở đới nóng là nơi có băng tuyết phủ vĩnh viễn.
Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao, gần giống như khi chúng ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.
Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi. Những sườn núi lớn gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn so với sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh. Ở đới ôn hoà, trên những sườn núi đón ánh nắng, cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng.
Trên các sườn núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét, lở đất... khi mưa to kéo dài, đe doạ cuộc sống của người dân sống ờ các thung lũng phía dưới. Độ dốc lớn còn gây trở ngại cho việc đi lại và khai thác tài nguyên ở vùng núi.
2. Các hoang mạc châu Phi lại lan ra sát biển vì châu Phi:
- Nằm trọn trong vùng nội chí tuyến
- Có nhiều dòng biển lạnh chạy ven bờ
- Có diện tích rộng lớn
- Có lục địa hình khối \(\rightarrow\) đường bờ biển ít bị cắt xẻ
3. Vấn đề ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa
a) Nguyên nhân
- Do khí thải từ các nhà máy, từ phương tiện giao thông và từ sinh hoạt hằng ngày của con người
- Do sự bất cẩn khi sử dụng năng lượng nguyên tử
b) Hậu quả
- Mưa axit
- Tăng hiệu ứng nhà kính
- Thủng tầng ôzôn