1. Trình bày đực điểm địa lý Bắc Mĩ
Đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mỹ tương đối đơn giản gồm ba khu vực địa hình:
+ Phía Tây:
- Hệ thống Cooc-đi-e cao, đồ sộ gồm nhiều dãy núi chạy song song, kéo dài từ A-la-xca đến eo đất Trung Mỹ, dài 9000km độ cao trung bình 3000-4000 mét, xen vào giữa là các cao nguyên, bồn địa.
- Miền núi Cooc-đi-e Hoa Kỳ có nhiều khoáng sản ( đồng, vàng, quặng đa kim, uranium…)
+ Ở giữa :
- Đồng bằng trung tâm rộng lớn, cao ở phía Bắc và Tây Bắc, thấp dần phía Nam và Đông Nam, tựa như một lòng máng khổng lồ chạy từ Bắc xuống Nam, tạo điều kiện cho các khối khí lạnh ở phía Bắc và khối khí nóng ở phía Nam xâm nhập
- Trên đồng bằng có các hồ rộng (hệ thống Hồ Lớn ), nhiều sông ngòi (Mi-xi-xi-pi).
+ Phía Đông :
- Gồm sơn nguyên trên bán đảo La-bra-do của Canada và dãy núi cổ A-pa-lát trên đất Hoa Kỳ độ cao trung bình dưới 1500 mét.
- Miền núi A-pa-lát có nhiều mỏ than, mỏ sắt trữ lượng lớn và tiềm năng thuỷ điện.
2. Trình các môi trường tự nhiên của Trung và Nam Mĩ
+rừng xích đạo quanh năm
+rừng rậm nhiệt đới
+rừng thưa và xa van
+Thảo nguyên
+Hoang mạc và nửa hoang mạc
+nui cao
3. Vị trí của vùng công nghiệp “Vành đai Mặt Trời” có thuận lợi là :
+ Gần Mê-hi-cô: dễ dàng nhập nguyên liệu và xuất khẩu hàng hoá sang Mê-hi-cô.
+ Ven Thái Bình Dương: dễ dàng cho việc xuất, nhập khẩu với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
5, Dân cư :
- Dân số : 415,1 triệu người (2001)
- Mật độ dân số trung bình : 20 người / km2
- Dân cư phân bố không đều :
+ Tập trung đông ở bờ nam vùng hồ lớn và ven biển đông bắc hoa kì
+ Thưa thớt ở bán đảo Alaxca, phía bắc Ca-na-đa vá phía tây hệ thống Cooc-đi-e
- Hiện nay dân cư Hoa Kì đang có xu hướng dịch chuyển về phía nam và duyên hải ven thái bình dương.
Ở miền bắc và phía tây dân cư thưa thớt vì khí hậu khắc nghiệt, giá lạnh, địa hình hiểm trở.
1.Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản, gồm ba bộ phận:
a. Hệ thống Cooc-đi-e ở phía tây: Hệ thống núi trẻ cao, đồ sộ dài 9.000 km, cao trung bình 3.000 – 4.000 m.
b. Miền đồng bằng ở giữa: Là đồng bằng rộng lớn, trong miền có hệ thống Hồ Lớn và hệ thống sông Mit-xu-ri-Mi-xi-xi-pi.
c. Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông: Gồm các sơn nguyên trên bán đảo La-bra-đo, núi già A-pa-lat.
1.Khí hậu Bắc Mĩ đa dạng, vừa phân hóa theo chiều Bắc – Nam (do lãnh thổ Bắc Mĩ trải dài từ 80oB -> 15oB) vừa phân hóa theo chiều Tây – Đông (do địa hình ngăn cản gió của biển) và theo chiều cao.
2.
Các môi trường tự nhiên
– Rừng Xích đạo xanh quanh năm: Đồng bằng sông A-ma-zôn.
– Rừng rậm nhiệt đới: Phía Đông eo đất Trung Mĩ và quần đảo ăng-ti, Đồng bằng Ô-ri-nô-cô.
– Rừng thưa – Xavan: Phía Tây eo đất Trung Mĩ và quần đảo ăng-ti, Đồng bằng Ô-ri-nô-cô.
– Thảo nguyên Pampa: Đồng bằng Pam-pa.
– Hoang mạc, bán hoang mạc: Đồng bằng ven biển Tây An-đet và cao nguyên Pa-ta-gô-ni-a
– Tự nhiên thay đổi từ Bắc -> Nam, từ chân -> đỉnh núi: miền núi An-đét.
– Thiên nhiên phong phú và đa dạng cần bảo vệ.
3.Vị trí của vùng công nghiệp "Vành đai Mặt Trời" có thuận lợi:
+ Phía nam kề với vùng nguyên, nhiên liệu và thị trường của các nước Trung và Nam Mĩ.
+ Phía tây thuận lợi cho việc mở rộng xuất, nhập khẩu với thị trường các nước Châu Á - Thái Bình Dương.
5.
– Dân số : 415,1 triệu người. Mật Độ trung bình vào loại thấp 20 người/ Km²
– Phân bố dân cư không đều: Do sự tương quan giữa các khu vực địa hình phía Tây và phía Đông ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư.
+ Quần đảo phía Bắc Ca-na-đa thưa dân nhất.
+ Vùng đông Nam Ca-na-đa, ven bờ nam vùng Hồ lớn và ven biển đông Bắc Hoa Kì tập trung dân đông nhất.
– Mật độ dân số có sự khác biệt giữa miền bắc và miền nam, giữa phía tây và phía đông.
– Hơn 3/4 dân cư Bắc Mĩ sống trong các đô thị.