1/ trình bày đặc điểm phân bố dân cư của châu Á ? Vì sao có sự phân bố ấy?
2/ việc gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng có tác động như thế nào tài nguyên môi trường
3/ Căn cứ vào đâu mà người ta chia dân cư trên thế giới ra các chủng tộc các chủng tộc? Các chủng tộc này sinh sống chủ yếu ở đâu?
4/ nêu những sự khác nhau cơ bản giữa quần cư đô thị và quần cư nông thôn?
5/ môi trường xích đạo âm có những đặc điểm gì?
6/ Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới?
7/ Giải thích tại sao đất ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng?
8/ Nêu đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa?
9/ Trình bày sự đa dạng của môi trường nhiệt đới gió mùa?
10/ môi trường xích đạo âm có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sản xuất nông nghiệp?
11/ để khắc phục những khó khăn do khí hậu nhiệt đới gió mùa gây ra trong sản xuất nông nghiệp cần thực hiện những biện pháp chủ yếu nào?
12/ Nêu những nguyên nhân dẫn đến các làn sóng di dân ở đới nóng?
13/ tính chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết ở đới nóng thể hiện như thế nào?
14/ Trình bày sự phân hóa của môi trường đới ôn hòa?
15/ Để sản xuất ra Khối lượng nông sản lớn có giá trị cao nền nông nghiệp tiên tiến ở đới ôn hòa đã áp dụng những biện pháp gì?
16/ Trình bày sự phân bố các loại cây trồng và vật nuôi chủ yếu ở đới ôn hòa?
17/ nét đặc trưng của đô thị hóa ở môi trường đới ôn hòa là gì?
18/ nêu những vấn đề xã hội nảy sinh khi các đô thị phát triển quá nhanh và hướng giải quyết?
19/ Nêu các đặc điểm của khí hậu hoang mạc?
20/ Nêu một số biện pháp đang được sử dụng để khai thác hoang mạc và hạn chế quá trình hoang mạc mở rộng trên thế giới?
21/ Tại sao lại nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của trái đất?
22/ Tại sao nói thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn và đa dạng?
23/ Nêu đặc điểm đường bờ biển châu Phi. đặc điểm đó ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu châu Phi?
24/ Tại sao công nghiệp Châu Phi còn chậm phát triển? Kể tên một số nước tương đối phát triển ở Châu Phi.
Mau mau lên nhá Mai mình nộp rồi !!!
1.- Dân cư phân bố không đều.
+ Dân cư lập trung đông (trên 100 người/Km2) ở vùng ven biển của Việt Nam, Mi-an-ma, Thái Lan, một số đảo của In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin.
+ Trong nội địa và ở các đảo dân cư tập trung ít hơn.
- Nguyên nhân do vùng ven biển thường có các đồng bằng với những điều kiện thuận lợi cho con người sinh sống và phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng các làng mạc, thành phố.
2/ Việc gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng có tác động tới tài nguyên môi trường là:
+ Ô nhiễm và nguồn tài nguyên năng lượng thiếu trầm trong .
19.Các đặc điểm của khí hậu hoang mạc:
+Khí hậu cực kì khô hạn, thể hiện ở lượng mưa rất ít và lượng bốc hơi cao.
+Tính khắc nghiệt của khí hậu còn thể hiện ở nhiệt độ chênh lệch rất lớn giữa ngày và đêm, giữa mùa đông và mùa hè.
21/Nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của trái đất:
Vì đới lạnh cũng có lượng mưa ít, rất khô hạn, biên độ nhiệt ngày và năm lớn, có rất ít người sinh sống, thực động vật nghèo nàn nên
cũng được coi như hoang mạc nhưng nhiệt độ quá thấp nên gọi là hoang mạc lạnh.
3.- Để chia thành các chủng tộc, người ta căn cứ vào hình thái bên ngoài của cơ thể: màu da, tóc, mắt, mũi,...
- Người Môn-gô-lô-ít phân bố chủ yếu ở châu Á, người Nê-grô-it ở châu Phi và người ơ-rô-pê-ô-it ở châu Âu.
8. Đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa:
- Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa:
+ Nhiệt độ TB năm trên 20oC, nhưng thay đổi theo mùa, một mùa có nhiệt độ cao và môt mùa có nhiệt độ thấp hơn.
+ Lượng mưa trung bình năm trên 1000mm, nhưng thay đổi theo mùa: Một mùa mưa nhiều và một mùa mưa ít, mùa mưa nhiều chiếm khoảng 75 – 95% lượng mưa cả năm.
- Thời tiết diễn biến thất thường: Mùa mưa có năm đến sớm có năm đến muộn; lượng mưa có năm ít có năm nhiều dễ gây ra hạn hán và lũ lụt.
5.Nóng ẩm quanh năm, nhiệt độ luôn trên > 20 độ C.
Mưa nhiều quanh năm.
Lượng mưa trung bình từ 1500-2500 mm/năm.
Độ ẩm cao (> 80%)
Biên độ thấp.
24.- Công nghiệp châu Phi còn chậm phát triển là do:
+ Trình độ dân trí thấp,
+ Thiếu lao động có trình độ,
+ Quản lý yếu kém.
+ Cơ sở vật chất lạc hậu,
+ Thiếu vốn, phụ thuộc vào nước ngoài…
- Một số nước tương đối phát triển ở châu Phi là: cộng hòa Nam Phi, Li –Bi, An –giê-ri và Ai Cập
23.- Đường bờ biển châu Phi ít khúc khuỷu, không có nhiều bán đảo, vịnh và biển ven bờ. Vì thế, khoảng cách từ trung tâm Bắc Phi đến bờ biển lớn, ảnh hưởng của biển không thể vào sâu trong lục địa khu vực Bắc Phi.
- Khoảng cách từ Nam Phi đến bờ biển nhỏ hơn khoảng cách từ trung tâm Bắc Phi đến bờ biển, nên ảnh hưởng của biển có thể vào sâu trong lục địa Nam Phi. Chính vì thế, mặc dù Nam Phi có đường chí tuyến Nam đi qua, nhưng ảnh hưởng biển rõ hơn Bắc Phi. Khí hậu Nam Phi ẩm hơn khí hậu Bắc Phi.
22.- Thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn: địa bàn sinh sống của con người ngày càng mở rộng, con người đã có mặt trên tất cả các châu lục, trên các đảo ngoài khơi xa. Con người còn vươn tới tầng bình lưu của khí quyển (trong các chuyến bay hàng không dân dụng), xuống tới thềm lục địa của các đại dương (trong các thiết bị lặn, các tàu ngầm,...), lên sao Hỏa (các chuyên thám hiểm, các chuyến du lịch), lên Mặt Trăng,... - Thế giới chúng ta đang sống rất đa dạng:
+ Về hành chính: trên thế giới có trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau về chế độ chính trị - xã hội.
+ Trong từng vùng lãnh thổ, có nhiều dân tộc khác nhau về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tiếng nói, văn hóa.
+ Trong các môi trường thiên nhiên, con người có nhiều hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ khác nhau, đi cùng với các hình thức tổ chức sản xuất này là các nền văn hóa khác nhau, các trình độ văn minh khác nhau, các quan niệm sông và mức sống khác nhau. Sự tồn tại bên nhau, đan xen vào nhau, trao đổi và học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn hóa trong một thời đại thông tin càng làm tăng thêm tính đa dạng của thế giới.
20.Một số biện pháp đang được sử dụng để khai thác hoang mạc và hạn chế quá trình hoang mạc mở rộng trên thế giới.
+Đào giếng nước cổ truyền, đào kênh mương dẫn nước, sử dụng kĩ thuật khoan sâu để khai thác hoang mạc.
+Trồng cây gây rừng để vừa chống cát bay, vừa cải tạo khí hậu hoang mạc, hạn chế quá trình hoang mạc hoá.
18.- Những vấn đề xã hội nảy sinh khi các đô thị phát triển quá nhanh:
+Ô nhiễm môi trường ( ô nhiễm không khí, nguồn nước, khói bụi, ùn tắc giao thông…)
+Ô nhễm xã hội ( thất nghiệp, các tệ nạn xã hội, thiếu nơi ở, việc làm, thiếu công trình công cộng…)
+Cuộc sống của dân nghèo thành thị ngày càng khó khăn.
-Biện pháp để giải quyết:
+Quy hoạch lại đô thị theo hướng phi tập trung, xây dựng nhiều thành phố vệ tinh, chuyển dịch công nghiệp và dịch vụ đến các vùng mới và đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn.
17.Có tỉ lệ dân đô thị cao, hơn 75% dân cư sinh sống trong các đô thị.
- Tập trung nhiều đô thị nhất thế giới, có các siêu đô thị.
- Các đô thị phát triển theo quy hoạch.
- Các đô thị mở rộng kết nối với nhau liên tục thành chuỗi đô thị hay chùm đô thị.
- Lối sống đô thị đã phổ biến trong phần lớn dân cư.
16
STT |
Kiểu môi trường |
Các sản phẩm nông nghiệp |
1.
|
Nhiệt đới gió mùa
|
- Lúa nước, đậu tương, bông, các loại hoa quả (cam, quýt, đào, mận..) |
2. |
Địa trung hải |
- Nho, rượu vang, cam, chanh, ôliu. |
3. |
Ôn đới hải dương |
- Lúa mì, đại mạch, khoai tây, ngô; chăn nuôi bò, ngựa, lợn. |
4. |
Ôn đới hải dương |
- Lúa mì, củ cải đường, rau và nhiều loại hoa quả; chăn nuôi bò thịt, bò sữa.. |
5. |
Hoang mạc ôn đới |
- Chăn nuôi cừu |
6. |
Ôn đới lạnh |
- Khoai tây, lúa mạch đen...; chăn nuôi hươu Bắc cực. |
15.Để sản xuất ra khối lượng nông sản lớn, có giá trị cao, nền nông nghiệp tiên tiến ở đới ôn hoà đã áp dụng những biện pháp
-Áp dụng khoa học – kĩ thuật.
-Sản xuất chuyên môn hóa.
-Sản xuất theo qui mô lớn.
-Lai tạo, tuyển chọn giống cây trồng, vật nuôi
14.Môi trường đới ôn hoà có sự phân hoá theo không gian và thời gian.
- Thiên nhiên thay đổi theo 4 mùa rõ rệt : xuân, hạ, thu, đông
- Sự phân hoá theo không gian thể hiện ở sự thay đổi của thực vật, khí hậu, cảnh quan từ tây sang đông, từ bắc xuống nam, từ thấp lên cao.
Ví dụ : Từ tây sang đông, thực vật từ rừng lá rộng —> rừng hỗn giao và cuối cùng là rừng lá kim ; khí hậu thay đổi từ ôn đới hải dương sang ôn đới lục địa.
ở vĩ độ cao. mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn.
Ờ gần chí tuyến có môi trường địa trung hải: mùa hạ nóng và khô, mùa đông ấm áp, mưa vào thu đông,...
12.Những nguyên nhân dẫn đến các làn sóng di dân ở đới nóng:
+Tự phát: Thiên tại lũ lụt, hạn hán
+Do chiến tranh và xung đột tộc người
+Nghèo đói và thiếu việc làm, kinh tế chậm phát triển, nâng cao mức sống
+Tự giác để khai hoang, xây dựng những vùng kinh tế mới, khai thác tài nguyên thiên nhiên xuất khẩu lao động.
+Xây dựng các công trình công cộng, các khu công nghiệp.
11. Để khắc phục những khó khăn do khí hậu nhiệt đới gió mùa gây ra, trong sản xuất nông nghiệp cần thực hiện những biện pháp chủ yếu:
- Làm thuỷ lợi, trồng cây che phủ đất.
- Phòng chống thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán.
- Phòng trừ sâu bênh có hại cho cây trồng, vật nuôi.
10.
+ Thuận lợi : cây trồng phát triển quanh năm , có thể xen canh gối vụ nhiều loài cây
+ Khó khăn : côn trùng , sâu bọ , mầm bệnh phát triển , lớp đất bề mặt dễ bị rửa trôi
9.Nơi mưa nhiều có rừng nhiều tầng tán; trong rừng có cây rụng lá vào mùa khô.
- Nơi mưa ít có đồng cỏ cao nhiệt đới.
- Ở vùng cửa sông ven biển có rừng ngập mặn.
- Môi trường nhiệt đới gió mùa có nhiều loài động vật sinh sống.
7.Ở vùng nhiệt đới, khí hậu phân mùa rõ rệt; tại khu vực đồi núi vào mùa mưa, nước mưa thấm xuống các lớp đất đá bên dưới, đến mùa khô nước lại di chuyển lên mang theo ôxít sắt, nhôm, tích tụ dần ở gần mặt đất làm cho đất có màu đỏ vàng.
6. Đặc điểm của khí hậu nhiệt đới
- Nhiệt độ cao quanh năm (nhiệt độ trung bình trên 20 độ C), trong năm có một thời kỳ khô hạn (tháng 3 đến tháng 9). Càng gần chí tuyến, thời kỳ khô hạn càng kéo dài, biên độ càng lớn.
- Lượng mưa trung bình: 500 - 1500 mm (chủ yếu tập trung vào mùa hạ).
- Thiên nhiên thay đổi theo mùa: Lượng mưa và thời gian khô hạn ảnh hưởng đến thực vật, con người, thiên nhiên Xa-van, đồng cỏ cao là nét tiêu biểu cho môi trường nhiệt đới.
4.- Quần cư thành thị: nhà cửa tập trung với mật độ cao, hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ.
- Quần cư nông thôn: dân sống tập trung thành làng, bản. Các làng, bản thường phân tán, gắn với đất canh tác. Hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp.
Chị Thương ơi mai thứ 2 nghỉ mà
5) Môi trường xích đạo ẩm chủ yếu nằm trong khoảng 5oB đến 5oN. Môi trường xích đạo ẩm có khí hậu nóng và ẩm quanh năm. Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất rất nhỏ ( khoảng 3oC ), nhưng sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lên tới 10oC. Lượng mưa trung bình năm từ 1500mm đến 2500mm, mưa quanh năm. Độ ẩm cũng rất cao, trung bình 80%
6) Môi trường nhiệt đới nằm ở khoảng từ vĩ tuyến 5o đến chí tuyến ở cả hai bán cầu. Khí hậu nhiệt đới được đặc trưng bởi nhiệt độ cao quanh năm và trong năm có thời kì khô hạn ( từ tháng 3 đến tháng 9). Càng gần chí tuyến, thời kì khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt càng lớn. Nhiệt độ trung bình năm trên 20oC. Lượng mưa trung bình năm từ 500mm đến 1500m, chủ yếu tập trung vào mùa mưa