Bài 23. Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Kim Tại Hưởng

1. Tình hình kinh tế Đàng Ngoài ở thế kỉ XVII – XVIII phát triển như thế nào?

2. Vì sao đến nửa thế kỉ XVIII, kinh tế nông nghiệp Đàng Trong có điều kiện phát triển?

3. Lập bảng thống kê những thành tựu văn hóa tiêu biểu theo bảng sau?

Văn hóa Nội dung
Tôn giáo
Chữ viết
Văn học
Nghệ thuật

Mình cần câu 3 hơn hai câu kia :<, các cậu giúp mình zới :<. Thanks!

Thảo Phương
11 tháng 4 2020 lúc 17:59

3. Lập bảng thống kê những thành tựu văn hóa tiêu biểu theo bảng sau?

Văn hóa Nội dung
Tôn giáo Từ thế kỉ XVI, xuất hiện đạo Thiên Chúa giáo.
Chữ viết Thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được ra đời.
Văn học

- Văn học: Xuất hiện nhiều tác phẩm chữ Nôm, tiêu biểu là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ,...

- Văn học dân gian có nhiều thể loại.

Nghệ thuật - Nghệ thuật phát triển đa dạng như chèo tuồng, hát ả đào,...
Thảo Phương
11 tháng 4 2020 lúc 17:53

1. Tình hình kinh tế Đàng Ngoài ở thế kỉ XVII – XVIII phát triển như thế nào?

- Nông Nghiệp:

Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều đã phá hoại nghiêm trọng nên sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến công tác thuỷ lợi và tổ chức khai hoang. Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An. Nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.

- Thủ công nghiệp :

Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công, trong đó có nhiều làng thủ công nổi tiếng : gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An)...

- Thương nghiệp :

+ Buôn bán phát triển, nhất là ờ các vùng đồng bằng và ven biển. Các thương nhân châu Á, châu Âu thường đến Phố Hiến và Hội An buôn bán tấp nập. Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).

+ Các chúa Trịnh và chúa Nguyễn cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy, từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.

Thảo Phương
11 tháng 4 2020 lúc 17:54

2.

Đến nửa đầu thể kỉ XVIII, kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong còn có điều kiện phát triển, vì:

- Vùng đất Đàng Trong mới được khai thác, đất đai nhiều, màu mỡ nhất là vùng Nam Bộ, dân cư còn thưa thớt, khí hậu thuận lợi cho nông nghiệp phát triển,...

- Chính quyền chúa Nguyễn có những biện pháp tích cực để phát triển nông nghiệp như:

+ Chính quyền tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp.

+ Riêng ở Thuận Hóa năm 1771, chúa Nguyễn chiêu tập dân lưu vong, tha tô thuế binh dịch 3 năm, khuyến khích họ trở về quê hương làm ăn.

=> Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi nền nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển rõ rệt.



Các câu hỏi tương tự
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
thanh dat nguyen
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Ship Mều Móm Babie
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Hà Trang Dương Thị
Xem chi tiết
Đỗ Phương Nam
Xem chi tiết
Dân Nguyễn Chí
Xem chi tiết
makhanhviet
Xem chi tiết