Đề cương ôn tập văn 7 học kì II

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đỗ thị thu cúc

1. Thế nào là rút gọn câu? Tác dụng khi rút gọn câu cần chú ý gì VD

2. Thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng. Vd

3. Về ý nghĩa, hình thức, việc trích trạng ngữ thành câu riêng có tác dụng gì

4. Thế nào là câu chủ động? Thế nào là câu bị động? Việc chuyển đổi câu chủ động sang bị động hoặc ngược lại có tác dụng gì

5. Ví dụ từng trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu

6. Liệt kê là gì? Cách phân loại

7. Tác dụng của dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang

Đỗ thị thu cúc
12 tháng 4 2019 lúc 17:45

Câu 1 và 2 có ví dụ nữa nha mn

GIÚP EM VS Ạ

Huỳnh lê thảo vy
1 tháng 5 2019 lúc 7:44

2,* Câu đặc biệt:
Đặc điểm: Là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
Tác dụng: - Bộc lộ cảm xúc
- Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng
- Xác định thời gian, nơi chốn.
- Gọi đáp.

- Trạng ngữ thêm vào câu để xác định về địa điểm, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức.

- Trạng ngữ có thể nằm đầu câu, giữa câu và cuối câu

- Giữa trạng ngữ với nòng cốt câu ( Chủ ngữ, vị ngữ) thưỡng được ngăn cách bởi dấu phẩy.

4,

Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).

Câu bị động là câu mà trong đó chủ từ không thực hiện hành động mà ngược lại bị tác động lên bởi một yếu tố khác

6,Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm

– Dựa vào cấu tạo chia ra thành:

+ Liệt kê theo từng cặp.

+ Liệt kê không theo từng cặp.

– Dựa vào ý nghĩa chia ra thành:

+ Liệt kê tăng tiến

+ Liệt kê không theo tăng tiến.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Lê Đăng Khôi
Xem chi tiết
Trần Tuấn
Xem chi tiết
Trần Tuấn
Xem chi tiết
Kitovocam Mạnh
Xem chi tiết
Kitovocam Mạnh
Xem chi tiết
Hùng Trần
Xem chi tiết
Phạm Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Chanh bae
Xem chi tiết
Giap Vuong Loc
Xem chi tiết