Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thị Kiều An

1. Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng là điểm tấn công đầu tiên xâm lược nước ta

2. Trình bày nội dung hiệp ước Nhâm Tuất. Nêu suy nghĩ về thái độ của triều đình

3. Vì sao quan lại, sĩ phu lại đưa ra cải cách ở cuối thế kỉ XIX. Những hạn chế của cải cách

4. Nêu chính sách kinh tế trong cuộc khai thác thuộc địa lần đầu của thực dân Pháp. Tác động của nó

Duyên Kuti
10 tháng 4 2018 lúc 20:11

1.Vì:

-Đà Nẵng có hải cảng dễ đổ bộ bằng đường biển và nếu chiếm được Đà Nẵng thì dễ phòng ngự hơn vì đèo Hải Vân ngăn chặn quân triều đình phản công và cũng trực tiếp uy hiếp triều đình Huế.

-Quân triều đình quá nhu nhược mặc dù đã dự báo được sự xâm lăng của người Pháp , không có kế sách , không có chiến lược, không đoàn kết , triều đình nhu nhược đầu hàng.

Duyên Kuti
10 tháng 4 2018 lúc 20:14

2.

*Nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862) :
- Thừa nhận quân Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.
- Mở ba cửa biển : Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán.
- Bãi bỏ lệnh cấm đạo, cho Pháp tự do truyền đạo.
- Bồi thường chiến phí cho Pháp tương đương 280 vạn lạng bạc.
- Pháp trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình nếu dân chúng thôi chống Pháp.

*Suy nghĩ về thái độ của triều đình

- Triều đình đã chính thức đầu hàng, bức bột trước sự xâm lược của Pháp.
- Với việc làm đó, triều đình đã từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống

Duyên Kuti
10 tháng 4 2018 lúc 20:14

Pháp.

Duyên Kuti
10 tháng 4 2018 lúc 20:16

3.Các quan lại, sĩ phu đưa ra các đề nghị cải cách vì:
- Đất nước đang trong tình trạng nguy khốn (Pháp mở rộng xâm lược; triều đình bảo thủ, lạc hậu: kinh tế kiệt quệ ; mâu thuẫn xã hội gay gắt...).
- Xuất phát từ lòng yêu nước.
- Các sĩ phu là những người thông thái, đi nhiều, biết nhiều, đã từng được chứng kiến sự phồn thịnh của tư bản Âu - Mĩ và thành tựu của nền văn hoá phương Tây.

Duyên Kuti
10 tháng 4 2018 lúc 20:17

*Những hạn chế của cải cách:

Các đề nghị cải vẫn mang tính chất lẻ tẻ. rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa động chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại...

Duyên Kuti
10 tháng 4 2018 lúc 20:33

(*)Chính sách kinh tế trong cuộc khai thác thuộc địa lần đầu của thực dân Pháp:

*Nông nghiệp:

-Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất. Năm 1920, Bắc Kì có tới 182000 héc-ta ruộng đất bị Pháp chiếm.

-Phát canh thu đô.

*Công nghiệp: Khai thác mỏ than và kim loại để xuất khẩu, đầu tư công nghiệp nhẹ như sản xuất xi-măng, gạch ngói, xay xát gạo , giấy, diêm,...

*Giao thông vận tải: Xây dựng hệ thống đường giao thông để tăng đường bóc lột và đàn áp.

*Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường Việt Nam, đánh thuế nặng vào hàng hoá nước ngoài, có mặt hàng lên tới 120%, trong khi đó hàng hoá Pháp bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế.

*Trong khi đó, Pháp lại tăng thêm các loại thuế, thuế mới chồng thuế cũ, đặc biệt là thuế rượu, muối, thuốc phiện.

=> Kinh tế Việt Nam vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc, đời sống nhân dân khốn cùng.

(*)Tác động của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đối với kinh tế, xã hội Việt Nam :
* Về kinh tế :
- Tích cực : Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân ; thành thị theo hướng hiện đại ra đời ; bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.
- Tiêu cực : Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác thuộc địa là vơ vét sức lười. sức của nhân dân Đông Dương. Do vậy :
+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt;
+ Nông nghiệp dậm chân tại chỗ;
+ công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
—> Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ. lạc hậu và phụ thuộc.
* Về xã hội : Bên cạnh các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới :
- Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
- Giai cấp nông dân, số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận nhỏ mất ruộng đất vào làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền.
- Tầng lớp tư sản đã xuất hiện, có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn... bị kìm hãm, chèn ép. Vì thế lực kinh tế nhỏ bé, lệ thuộc nên họ không dám mạnh dạn đấu tranh, chỉ mong muốn có những thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn sinh sống.
- Tiểu tư sản thành thị, bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.
- Công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.


Các câu hỏi tương tự
Anh Luu Thi
Xem chi tiết
Đặng Khánh
Xem chi tiết
??????
Xem chi tiết
Hằng Trương thị thu
Xem chi tiết
Huong To
Xem chi tiết
ngyên
Xem chi tiết
Ng Ngân
Xem chi tiết
nguyễn bảo ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Tiến Đạt 8/1
Xem chi tiết