Chương II- Nhiệt học

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đỗ Bảo Bình

1) Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy?

2) Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?

3) Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên?

4) Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?

5) Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía người ta thường chặt bớt lá?

6) Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm.

7) Tại sao rượu (cồn) đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần, còn nếu đậy nút thì không cạn?

8) Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian, mặt gương lại sáng trở lại?

9) Tại sao máy sấy tóc lại làm cho tóc mau khô?

10) Bỏ vài cục nước đá lấy từ trong tủ lạnh vào một cốc thủy tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau đây:

Thời gian (phút) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
Nhiệt độ (0C) -6 -3 -1 0 0 0 2 9 14 18 20

a) Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian. (cái này các bn ko làm cx đc)

b) Có hiện tượng gì xảy ra đối với nước đá từ phút thứ 6 đến phút thứ 10?

11) Quả cầu bằng thủy tinh và quả cầu bằng bạc đều có thể tích 7 cm3 ở 150C, khi nung nóng 2 quả cầu đến 800C thì quả cầu thủy tinh có thể tích 10,8 cm3 còn quả cầu bạc có thể tích 14,67 cm3. Tính độ tăng thể tích của 2 quả cầu trên. Quả cầu nào nở ra nhiều hơn?

P/S: Các bạn biết làm câu nào thì trả lời câu đó, không cần phải trả lời hết. Nhưng mình vẫn ưu tiên và tick cho các bạn làm đầy đủ nhé!!!

* Thank you very much!

Thảo Ngân Trần
23 tháng 4 2017 lúc 23:00

Câu 1:

Vì khi đun nước, nước sẽ gặp nhiệt dùng để đun nên nở ra, nên khi ta rót nước thật đầy ấm thì sẽ không có chỗ để nước nở ra. Do đó sẽ gây tràn nước ra ngoài.

Câu 2:

Vì khi chai có gặp nhiệt độ cao, chất lỏng trong chai sẽ nở ra. Nếu ta đóng chai nước ngọt thật đầy, nước ngọt sẽ nở ra và không có chỗ để nở. Hơn nữa, khi nước ngọt nở ra bị ngăn cản bởi nắp chai có thể gây ra một lực rất lớn làm bung nắp chai. Chai có thể sẽ nổ.

Câu 3:

Vì khi nhúng vào nước nóng, chất khí trong quả bóng bàn sẽ nở ra và khiến cho quả bóng phồng trở lại.

Câu 7:

Vì khi không đậy nắp, rượu trong chai sẽ bay hơi vào không khí, do đó sẽ cạn dần. Còn nếu ta đậy nắp, rượu trong chai sẽ bị nắp cản không cho bay hơi vào không khí, do đó sẽ không cạn.

Câu 8:

Vào mùa lạnh, khi hà hơi vào gương, hơi của ta sẽ bay hơi và ngưng tụ lại do không khí lạnh, tạo thành lớp khói mỏng màu trắng. Vì vậy khi hà hơi vào gương thì lớp khói đó sẽ bám vào gương, làm cho nó mờ đi. Sau một thời gian, lớp khói ấy sẽ bay hơi vào không khí, làm mặt gương sáng trở lại.

Câu 9: Khi sử dụng máy sấy, luồng khí nóng sẽ được nhả ra từ máy, làm cho nước trên tóc ta bay hơi vào không khí và khô (nhanh hơn.)

Câu 10

a) Bạn tự làm nhé!

b) Từ phút thứ 6 đến phút thứ 10, ta thấy nhiệt độ không thay đổi, vẫn ở 00C. Vì lúc này nước đá đang nóng chảy, chuyển từ thể rắn sang thể lỏng nên nhiệt độ giữ nguyên, không tăng cũng không giảm.

Đỗ Bảo Bình ơi, mình chỉ có thể giúp bạn đến đây thôi, chúc bạn làm bài thật tốt!

Đan Anh
16 tháng 4 2017 lúc 18:43

1) Vì khi đun nóng, nước sẽ ra và tràn ra ngoài.

2) Vì trong quá trình vận chuyển, nếu gặp nắng nóng hoặc bị môi trường bên ngoài tác động, nước sẽ nở ra, gây hiện tượng bật nút chai và làm nước bị hỏng.

3) Vì khi nóng lên, không khí trong quả bóng nở ra, tác dụng đẩy vào vỏ bóng làm bóng phồng lên.

Đan Anh
16 tháng 4 2017 lúc 18:46

Bạn tham khảo thêm trên mạng và loigiaihay.com nhé!


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Ngọc Hiền
Xem chi tiết
Trịnh Thị Thảo Nhi
Xem chi tiết
Thi Anh
Xem chi tiết
Cô gái đến từ tương lai
Xem chi tiết
Nguyen thi Tieu Nhung
Xem chi tiết
Trần Thế Anh
Xem chi tiết
Hà Như Thuỷ
Xem chi tiết
Giang Thu Lan Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Yến Nhi
Xem chi tiết