1.So sánh đặc điểm và tác dụng của ba cách diễn đạt sau đây:
-Cách 1:
Bác Hồ mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
-Cách 2:
Bác Hồ như Người Cha
Đốt lửa cho anh nằm
-Cách 3:
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
(Minh Huệ)
2.Tìm các ẩn dụ trong những ví dụ dưới đây.Nêu lên nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau:
a/
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
(Tục ngữ)
b/
Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
c/
Thuyền về có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi t...
Đọc tiếp
1.So sánh đặc điểm và tác dụng của ba cách diễn đạt sau đây:
-Cách 1:
Bác Hồ mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
-Cách 2:
Bác Hồ như Người Cha
Đốt lửa cho anh nằm
-Cách 3:
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
(Minh Huệ)
2.Tìm các ẩn dụ trong những ví dụ dưới đây.Nêu lên nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau:
a/
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
(Tục ngữ)
b/
Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
c/
Thuyền về có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
d/
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
(Viễn Phương)
3. Tìm những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong các câu văn, câu thơ dưới đây và nêu lên tác dụng của những ẩn dụ ấy trong việc miêu tả sự vật, hiện tượng.
a/ Buổi sáng, mọi người đổ ra đường. Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín chảy qua mặt
(Tô Hoài)
b/
Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai
(Hoàng Trung Thông)
c/
Ngoài thềm rơi chiếc lá vàng
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
(Trần Đăng Khoa)
d/
Em thấy cả trời sao
Xuyên qua từng kẽ lá
Em thấy cơn mưa rào
Ướt tiếng cười của bố.
(Phan Thế Cải)
4. Chính tả (nghe- viết) :Buổi học cuối cùng (từ Tuy nhiên, thầy vẫn đủ can đảm đến lớn lao đến thế)